Tổng công ty Hàng hải Vinalines vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải phương án thoái vốn tại Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng cho đối tác nước ngoài. Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, đề nghị mua cảng Hải Phòng đã được Quỹ Dự trữ quốc gia Oman đưa ra. Hai ngày sau đó, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản đề nghị cho phép Vinalines chuyển nhượng từ 19.68 - 29.68% cổ phần cho đối tác.
Một số chi tiết khác trong thương vụ đình đám này là việc bán cảng nhằm giảm tỉ lệ sở hữu của Vinalines từ 94.68% xuống đến mức tối thiểu 51%. Việc bán cảng, theo đó, giúp Vinalines có thêm hàng trăm tỷ đồng, tạo nguồn lực tài chính để tái cơ cấu. Phía Oman cam kết sẽ hỗ trợ Công ty Cổ phần Cảng Hải Phòng về quản trị, công nghệ khai thác cảng và tìm kiếm đối tác, khách hàng trong giai đoạn tới.
Không có gì là không thể xảy ra trong thời đại toàn cầu hóa hôm nay, và việc bán cảng cũng là bình thường. Nhưng vấn đề đáng nói là ở chỗ việc bán cảng diễn ra vì nguyên nhân Vinalines không biết cách làm ăn, yếu kém trong quản trị.
Có một chi tiết khá thú vị, sau hai lần phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Cảng Hải Phòng trong năm 2014 đều bị ế. Năm nay, với việc chính phủ cho phép giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại cảng Hải Phòng xuống còn 51%, thì cổ phần của Cảng Hải Phòng lại đang trở nên đắt hàng. Những công ty quốc doanh đang làm nghèo đất nước như vậy đó! (Thanh Lan)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét