Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

Đại biểu Quốc hội: Huy động vàng trong dân để làm gì?

- Khi nền kinh tế không có khả năng hấp thụ vốn, huy động vàng trong dân không thể phát huy tác dụng.

Chưa có giải pháp phòng thủ, tránh rủi ro
Trước thông tin Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu nghiên cứu thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực vàng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. ĐBQH Trần Hoàng Ngân, bày tỏ băn khoăn cho rằng mục đích huy động vàng chưa rõ ràng, có huy động sử dụng cũng khó đạt hiệu quả cao.
Chỉ khi làm rõ mục đích huy động, lúc đó mới có kế hoạch sử dụng nguồn lực này hiệu quả nhất.
"Tôi muốn đặt câu hỏi nhu cầu huy động vàng trong dân đã thật sự cấp thiết chưa? Chính phủ có nhu cầu huy động vàng trong dân thật không?", ông Ngân băn khoăn.
Số vàng tích trữ trong dân hiện cũng khá lớn, khoảng 300-500 tấn vàng. Huy động được nguồn lực này vào sản xuất cũng là điều cần thiết. Nhưng, theo ông Ngân, nếu cần vốn, Chính phủ phát hành trái phiếu vẫn có thể huy động được. 
Giả sử, muốn huy động vàng làm tài sản thế chấp các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nước ngoài vay ngoại tệ phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong nước việc này hiện nay cũng chưa cần thiết. Việt Nam vẫn đủ niềm tin có thể vay vốn các nhà đầu tư nước ngoài. Xét nhiều lý do đều thấy chưa cần thiết phải huy động vàng trong dân lúc này.
huy-dong-vang-trong-dan-muc-dich-de-lam-gi_16456714
Huy động vàng trong dân chưa cần thiết?
 
Khi đã đưa ra chủ trương phải có kế hoạch, phương án cụ thể. Ngân hàng trung ương có thể thực hiện giải pháp phát hành chứng chỉ vàng ngắn, trung và dài hạn để gom vàng về.
Điểm tích cực của chủ trương này là tận dụng được nguồn vốn tồn đọng trong dân để phục vụ nhu cầu phát triển, kinh tế trong nước. Người dân mua vàng là nhằm mục đích đảm bảo sự an toàn, ổn định tiền tệ.
Bên cạnh đó, phương thức này cũng có những hạn chế nhất định. Nó sẽ dẫn tới một số rủi do cho người huy động tức là NHNN hoặc những cơ quan đại diện cho Chính phủ đứng ra huy động vàng.
Do đó, đầu tiên Ngân hàng nhà nước phải có giải pháp có thể phòng thủ được những cú sốc lớn trước biến động giá vàng trên thế giới, tránh những rủi ro cho Ngân hàng nhà nước cũng như Chính phủ. Có như thế phương án huy động vàng mới đạt hiệu quả cao.
Kinh tế không có khả năng hấp thụ, huy động vàng là thừa?
Ông Ngân cho biết, Ngân hàng Nhà nước huy động vàng trong dân sẽ phải có cách thức kinh doanh để kích hoạt nền kinh tế phát triển cũng như tạo ra lợi nhuận trả lãi cho người gửi vàng. Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn, cung vốn ra thị trường bế tắc, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế quá thấp.
Bằng chứng, trong nhiều năm liền thu hút vốn đầu tư đều không đạt chỉ tiêu. Như vậy, huy động vàng trong dân là đúng nhưng chưa cần. Khi nền kinh tế không có khả năng hấp thụ vốn, huy động vàng trong dân không thể phát huy tác dụng. Khi đó, chủ trương này thành hiện thực, nó cũng không có tác dụng kích hoạt nền kinh tế.
Hơn nữa, mặc dù giá vàng trong nước còn chênh lệch với giá vàng thế giới khá lớn nhưng thị trường vàng đã đi vào quỹ đạo, đang hoạt động khá ổn định, nhu cầu mua vàng tích trữ trong dân không còn nhiều. 10 người dân mới có một người mua vàng dự trữ.
Thứ hai, nạn cướp giật cũng ảnh hưởng khá nhiều tới tâm lý của người dân, khiến họ chán nản. Theo ông Ngân, Chính phủ chỉ nên đặt ra chủ trương huy động vàng trong dân chứ thời điểm này chưa thích hợp để thực hiện.
Cùng quan điểm, ĐBQH Đinh Văn Nhã - Phó chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội cũng đặt câu hỏi:  "Sẽ sử dụng nguồn lực này thế nào, sử dụng vào việc gì. Trong khi tiền còn đang thừa, không giải ngân được?".
Theo đại biểu này, phân tích mọi lý lẽ thời điểm hiện tại vẫn chưa phải thời điểm thích hợp để huy động vàng.  Do đó, trước khi thực hiện, NHNN cũng như Chính phủ cần phải làm rõ, mục đích của chủ trương này.
Lam Lam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét