Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Bảo vệ thiết bị điện tử khỏi “chết cóng”

mascot-fur-iPhone-5-bw-MockUp-650x508

Smartphone có thể được thiết kế để thậm chí chịu được nước, nhưng ít ai để ý rằng cái lạnh cũng có thể “bào mòn” các thiết bị điện tử.
Với Nokia Lumia có tính năng cảm ứng xuyên qua cả lớp găng tay, nhưng hầu hết smartphone hiện nay lại dựa vào tiếp xúc với cơ thể con người để làm việc. Nhưng bất kể là smartphone nào thì giá lạnh không phải là một môi trường lý tưởng để chúng hoạt động.
Trời lạnh ảnh hưởng rất xấu đến pin lithium-ion. Dung lượng pin có thể bị tiêu hao nhanh hơn bình thường, thậm chí tới 40%. Không những vậy, trong một số trường hợp, dù đang hoạt động bình thường nhưng máy vẫn có thể “chết” đột ngột. Tuy nhiên, điều nay chỉ xảy ra tạm thời và khi nhiệt độ ấm lên, máy sẽ lại hoạt động bình thường.
Màn hình điện thoại cũng có thể bị tác động khi gặp phải thời tiết lạnh giá. Đã có những trường hợp màn hình iPhone bị vỡ khi tiếp xúc với điều kiện nhiệt độ cực thấp. Nhìn chung, màn hình tinh thể lỏng không thể hoạt động tốt trong thời tiết lạnh. Nhiều bộ phận khác trong máy cũng có thể khởi động “chế độ ngủ đông” khi nhiệt độ xuống quá thấp. Tất nhiên, nhờ hơi nóng từ bộ xử lý và các thiết bị điện tử bên trong nên chúng vẫn làm việc. Tốt hơn hết nên giữ chiếc iPhone trong một chiếc túi và dưới lớp áo khoác. Với iPad cũng tương tự. Sử dụng miếng ốp lưng, bao da… cũng có thể giúp giữ ấm cho điện thoại, tablet.
Thông thường, mối quan tâm về nhiệt độ của MacBook là chúng có thể bị nóng quá. Tuy nhiên, nếu MacBook được để trong một chiếc túi bên ngoài trời lạnh, nó vẫn có thể rơi vào dưới nhiệt độ hoạt động, tùy thuộc vào việc di chuyển và chiếc túi có được để trong xe hay không.
Đối với những người đi lại bằng phương tiện công cộng hay đi bộ sau thời gian dài, khi vào nơi ấm áp cần phải bỏ MacBook ra khỏi túi xách ngay lập tức, khởi động và sưởi ấm để nó đạt đến phạm vi hoạt động, cũng giống như việc làm nóng một chiếc xe hơi vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét