Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Chúng ta cần làm quen với sự chỉ trích!


Có một câu chuyện truyền miệng thế này, một chị đi phỏng vấn công ty nước ngoài. Sau khi abc, xyz một hồi, ông sếp tự nhiên cắc cớ hỏi chị, độ cao của Sài Gòn so với mực nước biển là bao nhiêu. Chị ấy trả lời không biết, thế là chị được nhận. Ngộ nhỉ?
Tương tự, tôi về kể cho thằng cháu học giỏi của tôi nghe câu chuyện con ếch trong nồi nước sôi. Nó hỏi tôi chửi nó là ếch à! Tôi nói chuyện với cha mẹ nó. Và họ thở dài. Nó là một cậu bé cực kỳ tuyệt vời. Thông minh, chăm chỉ, có trách nhiệm và giàu lòng bác ái. Gia đình kể, có những đêm nó mài người trên ghế đến tận hai giờ sáng. Nó hiểu câu chuyện của tôi, nhưng nó “hiểu” sự xúc phạm còn nhiều hơn. Nó hiểu tôi ám chỉ nó là ếch dù tôi nể nó. Nếu tôi là ông phỏng vấn, nó sẽ không được nhận, nó sẽ phá hoại tổ chức, vì nếu ở vị trí ấy, tôi đâu có nói chuyện với ba mẹ nó.
Tôi hỏi bạn tôi về trung tâm nó đã học. Bạn tôi không biết họ dạy gì. Bạn chỉ nghe loáng thoáng là họ có sổ báo bài, kỷ luật không khác gì trên trường, học sinh học ở đó rất đông. Tôi nghĩ mình đã tìm ra vấn đề? Ngôn ngữ là tự nhiên, gần tám tiếng trên trường, họ còn cố đổ thêm vào nữa. Nó cần niềm vui. “Mua vui để học”. Đấy là thứ mà tuổi thơ nó đang bị đánh mất. Lưu ý: đừng có máy móc làm theo, phương pháp nào cũng có mặt trái của nó, làm hề không vui đâu bạn.
Tôi cũng rất tức giận! Vì sự xúc phạm trực tiếp. Và tôi cũng nhận ra, họ cũng đang tức giận. Con người, ai cũng nhạy cảm với sự xúc phạm, người càng thông minh, sự nhạy cảm càng lớn. Tôi cũng nghĩ, mình đã tìm thấy sự tiêu cực thực sự nằm ở đâu rồi. Nó nằm ở những ví dụ mà tôi nêu, nó vô tình chạm phải điều gì ở họ. Nó nằm ở đó và che lấp đi điều thực sự tôi muốn hướng đến: khích lệ những người trẻ đang ngủ yên, những người trẻ chỉ bởi vì lý do KHÔNG ĐỦ TIỀN (như tôi) để biện bạch vươn lên một thứ tốt đẹp hơn.
Rõ ràng có những con đường khác đỡ tốn kém hơn. Và họ cũng thường xuyên nghe về điều ấy. Chỉ là chưa ai nói với họ rõ ràng thành một bài phân tích thôi. Nó sơ sài ư! Hãy viết tiếp một bài khác! Hãy cho chúng tôi biết cách học anh văn mà không phải tốn quá nhiều tiền của bạn đi!
Chỉ trích và tức giận đang che mờ trí não chúng ta. Nó gắn chặt chúng ta với những điều tiêu cực, của tự nhiên và của xã hội. Tôi không nói không có tiêu cực. Nhưng dính chặt vào tiêu cực, chúng ta sẽ không nhận ra chìa khóa. Nó còn bao hãm cả những người muốn mang chìa khóa cho chúng ta. Chỉ trích họ, họ còn dám viết cho bạn đọc nữa không?
Hãy nhìn TED đi, bạn không nhận ra sự mỉa mai tôn giáo à? Bạn không nhận ra họ xem CNXH là yếu đuối, chê bai triết lý là hoang tưởng à? Họ bịa đặt và thần thánh hóa cuộc đời họ, thần thánh nước Mỹ, trong khi ở Việt Nam có hàng triệu người không khác gì họ! Nhưng TED vẫn hoạt động, vẫn mang lại rất nhiều giá trị cho xã hội. Bởi vì người nghe TED thừa nhận, mỗi người chúng ta khác nhau, địa vị khác nhau, nhận thức khác nhau. Khi họ không thích sự chia sẻ của ai đó, một là họ lịch sự đi ra ngoài, hai là họ giành diễn đàn để chia sẻ, nhưng ở thời điểm khác, không gian khác, khi họ đã xử lý xong cơn giận của mình. Thế nên, TED vẫn tồn tại, vẫn mang lại những chiếc chìa khóa lớn cho những người kém may mắn hơn. Đó mới là điều quan trọng
Tôi có hối hận không? Không. Bạn biết tôi ghét cái bài “Du học đi đi đừng về!” nhiều thế nào không? Gia đình chúng tôi đã bỏ xương, bỏ máu để tụi nó xách đít lên mà đi à. Gia đình tôi không ai tham gia chính quyền nữa, nhưng chúng tôi vẫn gọi Bác Hồ là Bác. Chúng tôi tin vào CNXH. Và tôi ghét bài viết đó cực kỳ. Ghét đến mức mà mò mẩm đọc Chiếc xe Lexus và nhành Ô liu, Thế giới phẳng suốt mấy tháng trời.
Hiểu về nó để dập nó. Tôi viết một bài hơn 11 ngàn chữ, với vô số lý lẽ mà tôi đọc được. Xong tôi viết lại theo hướng khác, vì tôi nhận ra sự second hand quá lậm. Để rồi cuối cùng, tôi không đăng, vì tôi đồng ý phần nào, tôi hiểu điều thực sự mà tác giả muốn gửi gắm. Và nay, tôi suy nghĩ về “Cội rễ” của Alex Haley. Tôi ấm ủ ấy là sự thuyết phục tốt nhất.
Chúng ta hãy làm quen với sự chỉ trích đi! Làm quen chứ không phải phớt lờ. Vì phớt lờ, tôi đã chìm đắm mãi trong cái suy nghĩ cũ kỹ của mình. Nếu tôi phớt lờ đã không có động lực để nghiền ngẫm hai cuốn sách ném gián, gián chết ấy rồi. Tôi đã không thể lý giải được tình yêu của mình với gia đình, hiểu được gì mà họ đã chấp nhận đánh đổi. Làm quen là để nhìn nhận, để giải quyết thực sự vấn đề, dù cho nó chỉ ở mức tư tưởng. Đó cũng là một bước tiến.
Tôi là người theo phương châm, ai tát ta (một cái), ta tát lại (hai cái); còn nếu “bố nó là Lý Cương” thì tôi sẽ chạy ra xa ba trăm mét và hét: “Anh đếch thèm chấp chú!” Tính tôi khá nóng, nhưng tôi vẫn quan điểm nóng mới cool. Thế nên cứ đường phố như vậy cho vui nhé!
Vui vẻ cả làng nhé!

Diều Hâu Đuôi Đỏ
Chia sẻ bài viết này

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét