Chủ Nhật, 18 tháng 1, 2015

Báo Charlie Hebdo phản ứng chiến tranh Việt Nam

Các trang bìa của tạp chí được phát hành hôm thứ Tư cho thấy Nhà tiên tri Muhammad đang khóc và cầm một biểu ngữ viết "Tôi là Charlie." Bên trên bức hình có dòng chữ "Tha thứ tất cả."



charlie_heddo33“…Báo Charlie Hebdo là một tờ báo chiến đấu vì tự do và hòa bình trên toàn thế giới. Tờ báo không chỉ phản ứng về các đạo mà cả các cuộc chiến tranh cùng với sự can thiệp thô bạo của các nước mạnh trên thế giới…”


Báo Charlie Hebdo phản ứng 

chiến tranh Việt Nam 


Tòa báo Charlie Hebdo vừa bị thảm sát ngày 07/01/2015 ở Paris. Tổng biên tập cùng đồng nghiệp hí họa và một vài nhà báo đã bị thiệt mạng vì dám trào lộng một số quy tắc cứng nhắc của đạo Hồi quá khích đi đến vô nhân tính. Chính vì thế kẻ khủng bố cuồng tín đạo Hồi đã dùng vũ khí bắn chết họ trong khi đang bàn kế hoạch đầu năm.
Báo Charlie Hebdo là một tờ báo chiến đấu vì tự do và hòa bình trên toàn thế giới. Tờ báo không chỉ phản ứng về các đạo mà cả các cuộc chiến tranh cùng với sự can thiệp thô bạo của các nước mạnh trên thế giới.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở giai đoạn cuối, báo Charlie Hebdo đề đã đăng tải những hình vẽ ngay trên bìa để phản ứng chiến tranh Việt Nam và sự can thiệp của Mỹ. Sự đăng tải những bức tranh phản chiến đã nói sự dấn thân của tờ báo trong phong trào vì hòa bình nhân loại.
Tờ « Ngu ngốc và độc địa Hara Kiri » là một tờ báo tiền than của báo Charlie Hebdo. Charlie Hebdo đã tiếp tục lá cờ vì tự do và hòa bình nhân loại.
Tờ báo đăng tải thường xuyên trên bìa những bức tranh chống chiến tranh Việt Nam. Các nhà hí họa đã trào lộng Mỹ biến miền Nam Việt Nam thành thành một ổ điếm, và mối quan hệ láng giềng Việt Trung và làn sóng người Việt tị nạn sau 1975.
harakiri01
Mỹ cút khỏi Việt Nam (ngay điếm VN cũng căm phẫn
cào bằng máu để khắc lên lưng lính Mỹ )
Tháng 5 /1969 khi tổng thống Nixon vừa trúng cử đi thăm nước Pháp, Reiser đã vẽ để châm biếm sự có mặt của 500 lính Mỹ ở miền Nam Việt Nam đã  biến nơi đây thành ổ điếm, và một cuộc chiến không lối thoát.

harakiri02
Để cho một cuộc chiến nhân bản hơn -
Bỏ mẹ, con này nhỏ quá không đủ cỡ,
sẽ lại lắm chuyện đây
Tháng 12/1969, ngay vụ thảm sát hơn 500 người dân Mỹ Lai ngày 16/03/1968 bị thế giới lên án, sự dấn thân của tờ báo càng mạnh mẽ gấp bội. Tờ báo lên án hành động tàn sát trẻ em và những người dân vô tôi trong chiến tranh Việt Nam.
charlie_heddo31
Lính Mỹ chán chường - Không phải chúng tôi
Tháng 5/1971, nhiều phóng sự viết về sự mất tinh thần của lính Mỹ ở Việt Nam. Nhiều người lính Mỹ phản chiến cũng như sự bất phục tùng càng tăng gấp bội từ 1969. Nhiều người lính đã bị chết vì chính mìn của họ gài chứ không phải là Việt Cộng cài.
charlie_heddo32
Tháng 2/1971, người Mỹ lừng lẫy với việc chinh phục vũ trụ. Bức tranh đã nhắc nhở trách nhiệm của Mỹ ở Việt Nam. Một bức tranh nhắc đến tấm ảnh nổi tiếng về một người lính trẻ Campuchia của tướng Lon-non do CIA Mỹ sắp đặt đang hai tay cầm thủ cấp người Kmer đỏ.
charlie_heddo33
Mao và Nixon - Những mối tình lừng lẫy
Tháng 2/1972, Tổng thống Nixon thăm Trung Quốc. Mao và Nixon giao bang. Bom vẫn rơi xuống đầu Việt Nam.
charlie_heddo34
Việt Nam siêu sao.
Giê xu siêu sao là một vở nhạc kịch của Andrew Lloyd Webber và Tim Rice vang dội ở Broadway năm 1972, Giê xu tràn khắp nước Mỹ. Tác giả muốn nói hình ảnh Việt Nam như chúa Giê xu thánh tuẫn trên cây thánh giá đang ám ảnh khắp nước Mỹ.
charlie_heddo35
Những ông chủ ấn nút ra lệnh ném bom ở VN
Chiến tranh VN là cuộc chiến tranh điện tử. Hàng triệu đô la để chi phí cho cuộc chiến. Thế giới lên án những cái nút điện tử đã gây thảm sát, giết người ở VN.
charlie_heddo36
Giao thừa, bắn vào đây
Hội nghị Paris chuẩn bị ký kết, Mỹ mở chiến dịch tăng cường ném bom  và sử dụng B 52 từ 18-29 tháng 12/1972 Bắc VN dưới làn mưa bom. Việc ném bom đã buộc Mỹ phải đi đến ký kết chấm dứt chiến tranh VN. Nixon đã bị thế giới lên án.
charlie_heddo37
Nixon, đó là tiện nghi –
Chiến tranh và Hòa Bình
(tác giả trào lộng Nixon. Đối với nước Mỹ thời Nixon , chiến tranh và hòa bình như vòi nước nóng lạnh để cân bằng xã hội, cho tiện nghi. Những vòi chiến tranh thực chất chảy mạnh hơn. Thời Nixon làm tổng thổng đó là thời kỳ chiến tranh ở Việt Nam). Bức tranh cũng nhằm mối quan hệ Mỹ và Nga Xô lúc đó. Tác giả dùng tên tác phẩm nổi tiếng « Chiến tranh và hòa bình » của Tolstoi để trào lộng mối quan hệ của đại diện hai phe (Xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa).
charlie_heddo38
Zavatta thống lãnh nước Mỹ - Chào các cháu Việt Nam
(Zavatta tên một đoàn xiếc ở châu Âu có nhiều trò hài vui nhộn cho trẻ em. Nếu Zavatta thống trị nước Mỹ họ sẽ nghĩ đến trẻ em VN đang phải chịu đựng chiến tranh. Bom đạn làm trẻ em Việt Nam thiếu đi tuổi thơ với tiếng cười vui nhộn). 

charlie_heddo39
Chủ nhật : đình chiến, thứ hai đi làm.
Hiệp định Paris đình chiến ký kết 27/01/1973 kết thúc chiến tranh Việt Nam. Liệu cuộc chiến tranh đã thực sự kết thúc ở VN không ? Đó là một câu hỏi cần đặt ra. Tác giả lường trước được cuộc chiến chưa chấm dứt hoàn toàn ở VN.
charlie_heddo40
Kêu gọi hội hồng thập tự. - Hãy nhận một
cô điếm Sài gòn làm con nuôi – Gọi là Bố đi!
Tháng 5/1975, chính quyền Sài gòn sụp đổ hoàn toàn. Vài tuần sau đó, Mỹ buộc phải kêu gọi hội hồng thập tự đón đoàn người vượt biên của chính quyền cũ. (ở đây chơi chữ, đón cái ổ điếm mà Mỹ đã dựng ở miền Nam Việt Nam)
charlie_heddo41
Cắn nhau đi, hỡi người da vàng!
Năm 1979, quân đội Việt Nam sang giúp Campuchia để dẹp Kmer đỏ. Trung quốc nhân cớ lợi dụng để tấn công Bắc Việt Nam. Bức tranh chỉ trích mấy nước da vàng tưởng hòa bình rồi lại cắn xé lẫn nhau. Tác giả trào lộng tình hữu nghị môi hở răng lạnh giữa Trung Quốc và Việt Nam vốn được hai nước đề cao trong chiến tranh chống Mỹ, bây giờ lại dùng môi răng để cắn nhau khi Trung quốc xâm phạm lãnh thổ Bắc Việt Nam.
charlie_heddo42
Hoảng hồn ở Elysée -
Những người tỵ nạn Việt chui từ cống lên.
Thảm trạng làn sóng người Việt Nam vượt biên là tiêu đề chính của giới báo chí lúc đó cũng được Charlie Hebdo châm biếm. Châu Âu ngạc nhiên khi hòa bình ở Việt Nam, nhưng làn sóng người Việt bất chấp nguy hiểm bằng mọi cách để ra nước ngoài tị nạn.
Chỉ vài bìa về chiến tranh Việt Nam cũng thể hiện sự can đảm dấn thân của tổng biên tập và các nhà hí họa của tờ Charlie Hebdo trong cuộc đấu tranh vì hòa bình.
Họ thực sự là những anh hùng hy sinh trên mặt trận văn hóa vì tự do và hòa bình của toàn nhân loại. Tinh thần của họ mãi mãi được ca ngợi và thắp sáng. Những người yêu hòa bình và tự do đã ủng hộ Charlie Hebdo. Chính vì thế mà số báo ra đời sau vụ thảm sát dã man với 5 triệu bản vừa ra buổi sáng đã bán hết. Charb, Cabu, Wolinski, Tignous cùng tờ báo Charlie Hebdo đã trở nên bất tử.  
Trần Thu Dung




Charlie Hebdo's Defiant Post-Shooting Cover



The new Charlie Hebdo issue has sold out across France just hours after it hit newsstands, the UNDP union representing news vendors throughout the country said Wednesday

Ấn bản Charlie Hebdo đã bán hết tại Pháp ngay sau khi ra lò


Theo tin của Guardian :


Charlie Hebdo print run raised to 5m as copies in France sell out 
People queued before dawn at kiosks across France for the first edition of the weekly to go on sale since last week’s attacks "

Hình trên Guardian ( không copy được ) cho thấy dân Pháp xếp hàng dài chờ mua báo

http://www.theguardian.com/media/201...-france-queues

" I am buying a piece of history.”






Some outlets reported that hundreds of copies of the magazine were sold in the first few minutes of going on sale by customers eager to show support for free speech following the attack.


French journalist Agnès Poirier reported queues at two newsagents in a small town in Brittany where she is based. “I’ve never seen that many people queue for a newsagents to open,” she told BBC Radio 4’s Today programme.

“I couldn’t get a copy myself because there were too many people, but in a show of generosity the people who got their copies shared with everybody else,” she added.



A queue waiting for a news kiosk to open near Bastille, Paris. Photograph: Kim Willsher For The Guardian/Kim Willsher




“It was incredible. I had a queue of 60-70 people waiting for me when I opened,” said a woman working at a newspaper kiosk in Paris. “I’ve never seen anything like it. All my 450 copies were sold out in 15 minutes.”

Jamie Johnson, 21, a language student from Exeter University working in Paris, reported a queue of 400 people snaking around a block in usually quiet streets in the 5th arrondissement by 8am.

Johnson said that a woman behind him in the queue shouted: “I am buying a piece of history.”



Ban biên tập tờ tạp chí châm biếm Charlie Hebdo của Pháp lên tiếng bảo vệ ấn bản mới nhất của họ với hình Nhà tiên tri Hồi giáo Muhammad.

Các trang bìa của tạp chí được phát hành hôm thứ Tư cho thấy Nhà tiên tri Muhammad đang khóc và cầm một biểu ngữ viết "Tôi là Charlie." Bên trên bức hình có dòng chữ "Tha thứ tất cả."

Họa sĩ Renald Luzier, bút danh "Luz," liên tục bật khóc trong một cuộc họp báo ở Paris hôm thứ Ba khi ông nói về bức biếm họa:

"Đây không phải là trang nhất mà thế giới muốn chúng tôi làm mà là chính chúng tôi muốn làm. Đây không phải là trang nhất mà những kẻ khủng bố muốn chúng tôi làm, bởi vì không có những kẻ khủng bố trong đó, chỉ có một người đàn ông đang khóc," Luzier nói.

Những bức họa về Muhammad thường mang tính châm biếm của Charlie Hebdo khiến hai tay súng Hồi giáo cực đoan nổi giận và xông vào tòa soạn của tạp chí vào tuần trước, bắn chết 12 người trong đó có năm họa sĩ biếm họa.

Vụ tấn công khơi ra sự ủng hộ ào ạt dành cho tờ báo, với những cuộc tuần hành đoàn kết toàn cầu và khẩu hiệu "Tôi là Charlie" tràn ngập trên Internet.


Dù đối với nhiều người những bức biếm họa này đã trở thành biểu tượng cho tự do ngôn luận, vấn đề này phức tạp hơn đối với nhiều người Hồi giáo xem những bức biếm họa nhà tiên tri của họ là cấm kỵ.

Bà Zainab Chaudry là phát ngôn viên của Hội đồng Quan hệ Mỹ-Hồi giáo. Trả lời VOA, bà nói việc truyền thông toàn cầu đăng tải những bức biếm họa có ý xúc phạm như vậy là đáng lo ngại:

"Điều này rất đáng lo ngại đối với chúng tôi. Rõ ràng điều này đã trở thành vấn đề thiên về việc nếu chúng ta không cho đăng chúng ta đang cho phép những kẻ khủng bố giành chiến thắng, hơn là vấn đề tự do ngôn luận," bà nói.

Đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này được nêu ra. Ông Naser Khader là cựu nghị sĩ của Đan Mạch từng trải qua cuộc bạo loạn chết người năm 2006 sau khi một tờ báo Đan Mạch đăng bức biếm họa nhà tiên tri của Hồi giáo. Ông nói:

"Là con người chúng ta không có nghĩa vụ làm cảnh sát của Đấng Allah đi can thiệp và giết hại những người vẽ tranh biếm họa. Phản đối những những bức biếm họa này thì được nhưng sử dụng bạo lực thì không. Quan điểm của tôi trước sau vẫn vậy. Nếu không thích những bức biếm họa đó thì đừng xem."

Vấn đề này cũng quan trọng đối những họa sĩ xem châm biếm là một cách quan trọng để thách thức quyền lực và khơi ra những cuộc thảo luận có giá trị.

James MacLeod, một họa sĩ báo chí của báo Evansville Courier & Press ở bang Indiana thuộc miền trung tây của Mỹ, cho biết điều quan trọng là phải bảo vệ tự do ngôn luận và tự do biểu đạt.

"Mặt khác, có những lời chỉ trích rằng đây là một ấn phẩm thường mô tả người Hồi giáo, người Do Thái và người có nguồn gốc châu Phi theo cách mà có thể bị coi là hạ thấp giá trị. Tôi nghĩ rằng tất cả mọi người cần phải xem những hình ảnh này và đưa ra nhận định của riêng mình. Dĩ nhiên theo nhận định của tôi, một số những hình ảnh này có tính cách hạ giá trị, và thực ra là phân biệt chủng tộc," ông MacLeod nói thêm.

Tranh cãi đã dẫn tới mối quan tâm chưa từng có đối với Charlie Hebdo. Tạp chí này bình thường in 60.000 bản mỗi tuần. Tạp chí này cho biết họ đang in 3 triệu bản cho số ra tuần này.


http://www.voatiengviet.com/content/...d/2597007.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét