Những người biểu tình ủng hộ dân chủ giáp mặt với cảnh sát sau khi cảnh sát nỗ lực giải tán họ trên đường Argyle và đường Nathan ở Mong Kong, Hồng Kông vào ngày 18/10/2014. (Benjamin Chasteen/Epoch Times)
1. Thiếu niên, thanh niên và trung niên
Học dân tư triều (Scholarism), Liên đoàn sinh viên Hồng Kông (Hong Kong Federation of Students), và Chiếm lĩnh Trung Hoàn (Occupy Central) là ba tổ chức chính duy trì phong trào Chiếm Trung Tâm tại Hồng Kông. Họ lần lượt đại diện cho tầng lớp học sinh trung học, sinh viên đại học và trí thức trung niên.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa các thanh thiếu niên và giới trung niên đại diện cho dòng chủ lưu và tương lai của Hồng Kông. Sự kết hợp này đưa đến một thông điệp rất rõ ràng rằng: chủ nghĩa Cộng sản không được ưa chuộng và sẽ không có tương lai tại Hồng Kông.
Như vậy, ở đây có 2 vấn đề: liệu giới trẻ Hồng Kông sống thọ hơn hay các lão làng chính trị tại Bắc Kinh sống dai hơn? Liệu các giá trị phổ quát mà người dân Hồng Kông khẳng định sẽ tồn tại lâu hơn, hay chế độ độc tài độc đảng mà Trung Nam Hải tuân thủ tồn tại dai dẳng hơn?
2. Bất hợp pháp trị bất hợp pháp
Bắc Kinh cáo buộc phong trào Chiếm Trung tâm tại Hồng Kông là bất hợp pháp. Tuy nhiên, bất tuân dân sự là sự đối đầu bất hợp pháp nhằm khôi phục lại tính hợp pháp của những phương thức bất hợp pháp.
Nhưng có một điều chắc chắn rằng chính quyền trung ương tại Bắc Kinh mới là những người phạm pháp đầu tiên. Họ đã vi phạm “Luật Cơ bản”, xâm phạm cơ chế “một quốc gia, hai chế độ” và phá vỡ các cam kết quy định trong Hiệp định Trung-Anh.
Cho nên, người Hồng Kông chỉ đơn giản là hùa theo đó. Đây là một hình thức dùng bất hợp pháp chống lại bất hợp pháp, tương tự như câu thành ngữ “dĩ độc trị độc” của Trung Quốc cổ đại.
3. Hậu quả của bạo lực
Trong suốt “Phong trào Chiếm Trung Tâm bằng Tình yêu và Hòa bình”, những người tham gia đã luôn nêu cao hòa bình và tình yêu dành cho Hồng Kông. Họ chưa bao giờ ném một cái chai hay một quả bóng giấy. Họ thậm chí còn nhặt rác dưới đất và phân loại nó.
Không được trang bị vũ khí, họ đã giơ hai bàn tay trắng của mình lên trong suốt cuộc biểu tình. Những phong trào kháng nghị ôn hòa như vậy quả thật rất hiếm hoi. Tuy nhiên, được sự chỉ thị từ chính quyền Bắc Kinh, chính phủ Hồng Kông hóa ra lại phải nhờ đến một lượng lớn hơi cay và bình xịt hơi cay, trong nỗ lực cố gắng giải tán những người biểu tình càng sớm càng tốt.
Hành động này đã gây ra một cuộc biểu tình quy mô lớn với sự tham gia của hơn 200.000 người dân Hồng Kông. Phong trào Chiếm Trung Tâm nghiễm nhiên trở thành phong trào chiếm Hồng Kông. Sự hỗn loạn ở Hồng Kông, vốn từ lâu đã là một vùng đất văn minh, thật sự là hệ quả đến từ động thái bạo lực của chính phủ.
4. Đỏ đấu với Đen
Để đối phó với phong trào Chiếm Trung Tâm quy mô lớn, các nhà cầm quyền tại Bắc Kinh cuối cùng cũng đề ra một ý tưởng thay thế bên dưới dòng “không thỏa hiệp và không đổ máu”. Đó là huy động thế giới ngầm thực hiện các thủ đoạn nham hiểm của bọn côn đồ để đe dọa, quấy rối và tấn công bạo lực vào những người biểu tình tham gia phong trào chiếm Trung Tâm.
Sự xuất hiện của những người đàn ông đeo mặt nạ – những kẻ đã phá hủy các hàng rào chắn – là không khác biệt mấy so với bọn khủng bố đến từ Trung Đông, và bản chất hiểm ác của chúng cũng không hề thua kém. Trước sự đe dọa không ngừng và hành vi lợi dụng tiếng nói của những thế lực xấu, Chow Ting, một thành viên của nhóm Học dân tư triều (Scholarism) đã buộc phải từ bỏ phong trào.
Hai thế lực (Cộng sản) đỏ và (hội Tam Hoàng) đen từ lâu vốn cùng chung một mái nhà. Không có gì ngạc nhiên khi cựu thành viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai đã thất bại sau khi ông chủ trương “xướng hồng đả hắc”. Đó là nỗ lực của ông đối với siêu đô thị Trùng Khánh để làm sống lại nhiệt huyết của Mao dành cho chủ nghĩa Cộng sản, trong khi lại giả vờ như đang tấn công nhắm vào bọn tội phạm có tổ chức. Khi có một sự tự mâu thuẫn, làm sao mà nó thoát khỏi sụp đổ?
5. Đen và trắng
Nhóm người chống lại phong trào Chiếm Trung Tâm không chỉ bao vây những người biểu tình, mà còn tham gia phá vỡ các rào chắn bằng vũ lực. Chúng tôi không loại trừ khả năng trong số những người chống lại phong trào Chiếm Trung Tâm là những kẻ côn đồ và những người ủng hộ cộng sản.
Thực tế, Đảng Cộng Sản Trung Quốc có “biệt tài” khích động những cuộc đối đầu giữa các nhóm. Nhưng người ta đã không ngờ tới điều này khi nó vẫn được áp dụng sau 65 năm kể từ khi Đảng cầm quyền.
Tuy vậy, đen và trắng vốn là hai thứ khác nhau. Sự tham gia vào thế giới ngầm của nhóm người chống lại phong trào Chiếm Trung Tâm vô tình chứng minh một thực tế rằng, không có sự khác biệt về bản chất giữa họ với những kẻ thuộc thế giới ngầm.
6. Người Hồng Kông đấu với người Trung Quốc
Một số người đến từ đại lục không hiểu được cuộc đấu tranh đòi dân chủ của những người Hồng Kông, và thậm chí là đã coi thường hoặc lên án họ. Họ nói, “người Hồng Kông được hưởng quá nhiều dân chủ và tự do, nhưng họ vẫn không thỏa mãn. Người Hồng Kông đã bị tha hóa”.
Loại tư duy này cho rằng, những người sống tại Trung Hoa đại lục cũng như người Hồng Kông không nên được hưởng dân chủ và tự do.
Tình huống này tương tự như câu thành ngữ Trung Hoa “chim lồng nhạo báng chim trời”, hay “thú nuôi giễu cợt thú hoang”. Các nhà lãnh đạo Trung Nam Hải hẳn là đang mừng thầm vì chính sách “cá chậu chim lồng” và chính sách nuôi lợn của mình lại thành công đến như vậy.
Sinh trưởng trong những môi trường khác nhau, khái niệm dân chủ, các giá trị phổ quát, và tính cách độc lập của người Hồng Kông khác biệt rất lớn với so với chủ nghĩa dân tộc và tính lệ thuộc của người Trung Quốc đại lục – khác nhau nhiều đến độ như sánh nước với lửa.
7. Vụ bê bối của trưởng Đặc khu
Giữa bối cảnh dầu sôi lửa bỏng của các cuộc biểu tình diễn ra tại Hồng Kông, một vụ bê bối củaTrưởng Đặc khu Lương Chấn Anh đã bị phơi bày ra ánh sáng. Ông bị cáo buộc là nhận khoản tiền xấp xỉ 6,5 triệu đô-la Mỹ từ các quỹ bí mật mà không hề khai báo.
Ai công bố thông tin này? Công chúng nghi ngờ rằng chính quyền Bắc Kinh đã làm rò rỉ thông tin. Thực tế, giữa việc chọn thỏa hiệp và dùng vũ lực, thì việc miễn nhiệm ông Lương Chấn Anh có thể là một giải pháp trung gian hoàn hảo, vì nó sẽ là bước tránh được sự lúng túng cho cả đôi bên.
Bắc Kinh có thể yêu cầu ông Lương từ chức với cớ phục vụ điều tra tham nhũng và xoa dịu cơn thịnh nộ của người Hồng Kông. Sau khi giành chiến thắng giai đoạn đầu, người Hồng Kông có thể tạm thời nguôi giận.
8. Cuộc cách mạng màu sắc
Bắc Kinh đề cập phong trào Chiếm Trung Tâm như là cuộc “cách mạng màu”. Tuy nhiên, đó không phải là một thuật ngữ tiêu cực mà là điều tích cực.
Tất cả các cuộc cách mạng màu diễn ra khắp thế giới đều là những sự kiện mà người dân tham gia tuần hành trên đường phố để lật đổ những kẻ cai trị độc tài, chẳng hạn như “Cách mạng Nhung”, “Cách mạng Hoa Tulip”, “Cách mạng Cam”, “Cách mạng Hoa nhài”, v.v.
Việc chế độ Cộng sản Trung Quốc xác định phong trào Chiếm Trung tâm tại Hồng Kông là một cuộc cách mạng màu đồng nghĩa với việc họ thừa nhận chính quyền Bắc Kinh là kẻ bạo chúa và độc tài. Thực tế, phong trào chiếm Trung Tâm được công chúng đặt tên là cuộc “Cách mạng dù”, bởi vì đây là cuộc cách mạng chống lại chế độ độc tài nhằm đấu tranh cho sự tự do, vậy nên hóa ra nó lại trở thành một cuộc cách mạng màu vĩ đại.
9. Các thế lực bên ngoài
Bắc Kinh từng tuyên bố có nhiều thế lực thù địch bên ngoài đứng đằng sau phong trào chiếm Trung Tâm tại Hồng Kông, cụ thể là chính phủ Hoa Kỳ.
Lời buộc tội này ngụ ý rằng tất cả những người Trung Quốc, bao gồm cả người Hồng Kông, đều là những đối tượng vâng lời hoặc đều là những công dân không được quyền chỉ trích hay biểu tình phản đối chính quyền Trung Quốc. Miễn là người Trung Quốc, hay Hồng Kông, nếu ai chỉ trích hay biểu tình phản đối chính quyền, thì họ chắc hẳn đều nhận lệnh từ nước ngoài, hay đã nhận tiền từ nước ngoài để thực hiện âm mưu cho những thế lực này.
Trên thực tế, chính quyền Trung Quốc qua đây đã hạ nhục tất cả người dân Trung Quốc: Bạn là những kẻ nô lệ được sinh ra làm nô lệ, và chỉ số IQ của bạn thấp hơn những kẻ ngoại quốc, nếu bạn không nhận chỉ thị từ nước ngoài để làm như thế, thì làm sao bạn có được những ý kiến chỉ trích, phản đối hay nổi loạn cơ chứ?
10. Những hiệu ứng lan truyền
Phong trào chiếm Trung Tâm đã thu hút được sự chú ý trên toàn cầu. Người dân khắp thế giới nhận thức ra rằng người Hồng Kông không đồng ý cũng như không chấp nhận luật lệ của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chiến dịch ủng hộ độc lập tại Đài Loan do đó cũng đưa ra các câu khẩu hiệu như “Nếu bạn bỏ phiếu cho KMT (Quốc dân Đảng), Đài Loan cũng sẽ trở thành như Hồng Kông”, “Người Đài Loan đang lo lắng rằng ‘Hôm nay của Hồng Kông có thể trở thành ngày mai của Đài Loan’”.
Ngay cả vị Tổng thống thân Trung Quốc của Đài Loan là Mã Anh Cửu cũng phải đứng lên làm rõ việc Đài Loan sẽ không bao giờ chấp nhận chính sách “một quốc gia, hai chế độ”; và rằng ông chắc chắn ủng hộ phong trào đấu tranh của người Hồng Kông đòi quyền phổ thông đầu phiếu đích thực.
Ngoài ra, ông Mã cũng bắt chước câu nói của Đặng Tiểu Bình “hãy để cho một số người làm giàu trước đã”, bằng cách kêu gọi Bắc Kinh “hãy để một số người hưởng nền dân chủ trước đã!”
Hiển nhiên, phong trào Chiếm Trung Tâm đang tỏa ra hiệu ứng gợn sóng của nó.
Chen Pokong đã từng là một thành viên của phong trào sinh viên năm 1989 tại Trung Quốc. Sau hai lần ngồi tù, Chen lưu lạc đến Hoa Kỳ. Ông thường xuyên viết bài, và là tác giả của nhiều cuốn sách về Trung Quốc và nền chính trị tại nước này.
Dịch Anh ngữ bởi Billy Shiyu
Dịch Anh ngữ bởi Billy Shiyu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét