Trong một tuần lễ có đến hai blogger bị bắt giữ, mà hai người này lại là những người có ý kiến phản biện ôn hòa trên trang blog của họ. Câu hỏi nhiều người đặt ra lúc này là nguyên nhân thực đằng sau việc bắt bớ này. Sau đây là ghi nhận ý kiến các blogger Việt nam trong và ngoài nước về chuyện này.
Đấu đá nội bộ?
Cựu nhà báo, blogger Huỳnh Ngọc Chênh dẫn lời bình luận từ cổng thông tin điện tử của bộ Công an nói rằng blog của nhà văn Nguyễn Quang Lập làm chia rẽ nội bộ bằng cách chê bay Tổng bí thư và khen Chủ tịch nước, từ đó ông Huỳnh Ngọc Chênh đặt giả thuyết:
“Có thể là ổng bị bắt là do nội bộ của họ có vấn đề với nhau, cho nên ông Lập bị nghi ngờ là đứng ở phe này đấu đá phe kia.”
Đây cũng là ý kiến của nhà Nghiên cứu Biển Đông Đinh Kim Phúc cho rằng việc bắt bớ này diễn ra trước thềm đại hội trung ương đảng, và ông Hồng Lê Thọ bị liên can.
Nhà báo tự do Phạm chí Dũng cũng có phần nghiêng về giả thuyết này, và ông cũng nhắc lại trường hợp hai blogger trước đây bị bắt là Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất:
Tôi không cho việc bắt giữ hai blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập vừa qua là một cú ra đòn trực tiếp đánh vào giới dân chủ việt Nam. Điều này cũng giống như là một năm trước khi mà người ta bắt giữ hai blogger Phạm Viết đào và Trương Duy Nhất, cũng có nhiều dư luận đồn đoán chuyện dân chủ Viêt Nam bị đàn áp. Thực chất không phải như vậy, mà vì một lý do khác. Lần này tôi cho cũng thế, mặc dù hoàn cảnh hai blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập khá là khác biệt. Nhưng mà thực chất đây chỉ là những vấn đề liên quan đến một số cá nhân cầm quyền và phần nào đó ẩn chứa những động thái nội bộ giữa các chính khách với nhau.
Mặc dù hoàn cảnh hai blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập khá là khác biệt. Nhưng mà thực chất đây chỉ là những vấn đề liên quan đến một số cá nhân cầm quyền và phần nào đó ẩn chứa những động thái nội bộ giữa các chính khách với nhauNhà báo tự do Phạm chí Dũng
Blogger Nguyễn Lân Thắng cũng ngạc nhiên về hai trường hợp bắt bớ này vì ông cho rằng sự phê bình hay chỉ trích chính phủ của hai ông Thọ và Lập đều rất ôn hòa, do đó theo ông Thắng thì nguyên nhân nằm ở chổ khác:
“Tôi nghĩ rằng đây là một thủ đoạn chính trị, vừa làm gây sốc đối với các blogger và giới bất đồng chính kiến, đồng thời tạo ra một vấn đề thu hút dư luận quên đi những vẫn đề căng thẳng trước đại hội đảng.”
Cùng có suy nghĩ rằng chuyện bắt bớ hai blogger là do thời điểm trước đại hội trung ương đảng còn có hai blogger Đoan Trang và Điếu Cày. Hai blogger này trong một cuộc phỏng vấn với báo Người Việt tại Nam California sau khi ông Lập bị bắt, nói rằng blog của ông Lập thu hút nhiều người đọc, hình thành các nhóm liên kết với nhau, và nhà cầm quyền phải dập tắt.
Con tin chính trị hay sự khẳng định sức mạnh cầm quyền?
Bên cạnh nghi ngờ rằng có chuyện đấu đá nội bộ giữa các phe phái khác nhau trước thềm đại hội đảng, giới bất đồng chính kiến cũng đồn đoán rằng việc bắt giữ này của nhà cầm quyền Việt nam là để có cái để trao đổi với các quốc gia phương Tây mà Việt nam cần. Những đồn đoán này là có nguyên nhân từ những lần thả tù chính trị trước đây thường là trùng hợp với một chuyến thăm ngoại giao nào đó, hay một cuộc thương thảo thương mại, kinh tế, quốc phòng nào đó giữa Việt nam và các quốc gia phương Tây.
Nhưng ông Huỳnh Ngọc Chênh thì không đồng ý rằng đó là nguyên nhân của việc bắt bớ lần này, ông nói:
Tôi nghĩ rằng đây là một thủ đoạn chính trị, vừa làm gây sốc đối với các blogger và giới bất đồng chính kiến, đồng thời tạo ra một vấn đề thu hút dư luận quên đi những vẫn đề căng thẳng trước đại hội đảngBlogger Nguyễn Lân Thắng
“Tôi thì tôi không nghĩ vậy, họ bắt là có thể có một chủ trương mới nào đó, họ thấy cần phải uốn nắn, cần phải hạn chế quyền tự do ngôn luận, hạn chế sự phản biện của xã hội, cho nên họ nhắm một số người nào đó để mà bắt.”
Ngay sau khi Giáo sư Hồng Lê Thọ bị bắt thì một người bạn thân của ông là nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cũng nói với chúng tôi là ông ngờ rằng việc phản biện của giới trí thức Việt nam đã làm cho giới cầm quyền không hài lòng.
Blogger Mẹ Nấm thì nói là sự phản biện chưa bao giờ có ở Việt nam, ít nhất là trên phương diện chính thức. Cô cũng cho rằng sự lo ngại người dân sẽ bị những ảnh hưởng bởi những trang blog và mạng xã hội nên có xảy ra trấn áp.
Nói về thái độ của nhà cầm quyền Việt nam trước những vấn đề như tự do ngôn luận và quyền con người, blogger Mẹ Nấm nói tiếp:
“Tôi thấy rằng chuyện bắt liên tiếp hai blogger cho thấy rằng những blogger Việt nam chúng tôi phản ứng chưa đủ mạnh cho nên nhà nước cứ bắt giữ các blogger mà không quan tâm đến sự quan ngại hay sự bày tỏ của chúng tôi. Về phía ngoại giao của nhà nước thì tôi thấy rằng họ đang chứng tỏ cho thấy rằng quyền tự do ngôn luận là một thứ xa xỉ, nhằm bảo vệ lợi ích của cá nhân hay nhà nước, thì họ sẳn sàng bắt những người bất đồng chính kiến thể hiện chính kiến một cách ôn hòa.”
Tôi thì tôi không nghĩ vậy, họ bắt là có thể có một chủ trương mới nào đó, họ thấy cần phải uốn nắn, cần phải hạn chế quyền tự do ngôn luận, hạn chế sự phản biện của xã hội, cho nên họ nhắm một số người nào đó để mà bắtông Huỳnh Ngọc Chênh
Trả lời câu hỏi liệu việc bắt bớ này có làm chùn bước các blogger đang dấn thân đấu tranh cho tự do ngôn luận hay không, blogger Mẹ Nấm nói rằng những người phản biện sẽ không chùn bước. Ông Huỳnh Ngọc Chênh thì nói là có thể cũng có những blogger chùn bước nhưng nhìn chung thì số đông phản ứng mạnh hơn mà không sọ hãi.
Blogger Nguyễn Văn Thạnh cũng đồng ý với nhận định này:
“Nó cũng có tác động đối đáng kể với một số người, những người chưa đủ nhiệt tâm có thể cảm thấy bất an và dừng công việc của mình. Nhưng những người có cam kết mạnh mẽ hơn đối với lý tưởng sống của mình thì họ thấy cũng bình thường thôi.”
Đây cũng là điều mà blogger Nguyễn Lân Thắng phát biểu với chúng tôi:
“Nếu mà sợ thì chúng tôi đã không làm việc này. Còn chuyện họ bắt ai, bắt như thế nào, họ toan tính điều gì, … thì chuyện đó nó kinh khủng đó, nhưng mà nó đã nằm trong dự tính của chúng tôi khi chúng tôi làm chuyện này.”
Nhà nước làm cái đó là không đúng, vì nếu như có những cuộc phản biện ôn hòa như thế thì cũng giống như mình có cái gương, mình xem chổ nào cái mặt mình nó bị lọ lem thì mình sửa, đằng này mình lại đập cái gương điGiáo sư Nguyễn Thế Hùng
Nói về sự phản biện xã hội, Giáo sư Nguyễn Thế Hùng, người tham gia điều hành trang mạng Bauxite Vietnam với nhiều hoạt động phản biện chính trị xã hội mạnh mẽ, khi được hỏi liệu thời gian sắp tới việc phản biện sẽ trở nên khó khăn hơn hay không thì ông nói là đối với nhà nước Việt nam thì rất khó đoán chuyện này, và ông nói thêm:
“Nhà nước làm cái đó là không đúng, vì nếu như có những cuộc phản biện ôn hòa như thế thì cũng giống như mình có cái gương, mình xem chổ nào cái mặt mình nó bị lọ lem thì mình sửa, đằng này mình lại đập cái gương đi.”
Một nhà quan sát nước ngoài rất quan tâm đến Việt nam là giáo sư Jonathan London giảng dạy tại Đại học thành thị Hồng Kong cũng nói rằng chuyện bắt bớ vừa qua là không tốt
“Tôi thấy là hơi tiếc vì trong một thời gian nhiều người chờ đợi những tiến bộ về mặt nhân quyền ở Việt nam mà có những sự kiện như thế này thì đáng lo. Tôi hy vọng là cả hai người sẽ được thả trong thời gian ngắn để Việt Nam thực sự bước vào một giai đoạn mới, bởi vì cứ có những chuyện như thế này thì rất khó để quan hệ chiến lược của Việt nam sẽ phát triển mạnh.”
Ý kiến của Giáo sư London cũng là hy vọng của nhiều blogger, nhà báo Việt nam về tự do ngôn luận và quyền con người trong tương lai, trong đó có nhà báo Phạm Chí Dũng. Ông nói rằng ông hy vọng sẽ không còn có người nào bị bắt nữa trong thời gian tới trước đại hội trung ương đảng cộng sản Việt nam.
phóng viên RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét