Du lịch Sapa và những trải nghiệm
không thể quên - Phần 2
Sapa là cái tên đã khá quen thuộc đối với người dân Việt Nam cũng như với du khách nước ngoài khi du lịch tại Việt Nam. Sapa- nơi ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên, của người dân với những tập tục truyền thống thú vị tạo nên bố cục hài hòa giữa cảnh sắc và con người. Đến với Sapa du khách sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời, để lại dấu ấn sâu sắc mà du khách không thể nào quên!
“Sapa- vùng đất của sự kỳ diệu”
1. NƠI TRÁNH NÓNG THÚ VỊ VÀO MÙA HÈ VÀ NGẮM TUYẾT RƠI VÀO MÙA ĐÔNG
Sapa là một thị trấn vùng cao, là một khu nghỉ mát nổi tiếng tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nằm ở vùng Tây Bắc của Việt Nam, với độ cao 1600m so với mực nước biển nên không khí mát mẻ quanh năm. Mùa hè, Sapa không phải chịu cái nắng hè gay gắt, chói chang. Du khách sẽ không phải hối tiếc về việc lựa chọn Sapa làm đích đến cho kỳ nghỉ hè.
Sapa ngập tràn trong sắc hoa đua nở vào độ tháng 4-5
Xem thêm:Du Lịch Tết Phú Yên – Vẻ Đẹp Tiềm Ẩn
Ngắm nhìn những thửa ruộng bậc thang xanh miên man
Người dân làm việc trên cánh đồng lúc chiều tàn
Du khách cũng có thể bắt gặp những sự quen thuộc của vùng thôn quê là hình ảnh những đứa trẻ chăn trâu…
“Em bé quê” với thú vui ngồi lưng trâu đọc sách
Du khách cũng có thể trải nghiệm với thác Bạc tại Sapa vào mùa hè. Nước nơi đây mát mẻ, trong lành, “hội tụ tinh hoa của đất trời”, ngâm mình trong nước sẽ tạo cho du khách một cảm giác thoải mái, giải tỏa mọi stress...
Thác Bạc tại Sapa
Toàn bộ quang cảnh Thác Bạc
Đó là vào mùa hè. Còn về màu đông, Sapa thường có mây mù ảm đạm, lạnh và đôi lúc có tuyết. Chính sự biến đổi của thời tiết và cảnh sắc thiên nhiên sẽ cho du khách những trải nghiệm thú vị về ngắm tuyết rơi ngay tại Việt Nam mà không cần phải sang nước ngoài đấy!
Lá cây rụng dần báo hiệu mùa đông đã đến trước ngõ
Sapa huyền ảo trong sương mù
Tuyết phủ trên từng nóc nhà
Tuyết trên ruộng bậc thang tạo nên một cảnh sắc tuyệt đẹp
Hoa tuyết
Xem thêm: Du Lịch Tết Long Sơn- TP.Vũng Tàu
2. KHÁM PHÁ VÀ CHINH PHỤC THIÊN NHIÊN NƠI SAPA
Trạm Tôn- một trong tứ đại đỉnh đèo vùng Tây Bắc
Cách trung tâm Sapa khoản 16km, Trạm Tô (hay còn gọi là cổng trời) là nơi có con đường quốc lộ liên tỉnh chạy qua ở độ cao 2047 m so với mực nước biển. Khi đến đây chắc hẳn du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên và “choáng ngợp” trước cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng nơi đây.
Trạm Tôn- Một trong tứ đại đỉnh đèo vùng núi Tây Bắc
Tháng 9/2012, mạng thông tin du lịch điện tử quốc tế Globalgrashopper đã bình chọn cổng trời Trạm Tôn – Sa Pa là một trong 10 điểm đến hấp dẫn với du khách nước ngoài khi tới thăm Việt Nam.
Hùng vĩ một cảnh Trạm Tôn
Muốn chinh phục “nóc nhà Đông Dương”- đỉnh Fansipan trước hết phải đi qua “cổng trời” Trạm Tôn. Trạm Tôn được xem như là chặng đường đầu tiên trong quá trình chinh phục Fansipan.
Trạm Tôn tôn dáng cùng với mây trời
Xem thêm: Du Lịch Tết Thập Cảnh Chùa Vũng Tàu
Chinh phục Fansipan- nóc nhà của Đông Dương
Fansipan là ngọn núi cao nhất Việt Nam, cũng là ngọn núi cao nhất trong ba nước Đông Dương nên được mệnh danh là "nóc nhà Đông Dương" (3.143 m) thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn, cách thị trấn Sa Pa khoảng 9 km về phía tây nam. Theo tiếng địa phương, núi tên là "Hủa Xi Pan" và có nghĩa là “phiến đá khổng lồ chênh vênh”. Chinh phục đỉnh Fansipan hứa hẹn sẽ là một trải nghiệm khó quên của du khách!
Fansipan kỳ vĩ trong mây khói
Fansipan “xuyên mây chọc trời”
Đường lên Fansipan đẹp nhất là vào khoảng cuối tháng 2, khi những loại hoa ôn đới đã nở rộ là lan rừng, đỗ quyên...
Các loài hoa khoe sắc trong tiết trời Fansipan
Để chinh phục đỉnh Fansipan du khách cũng cần phải đảm bảo được sức khỏe tốt và không quên chuẩn bị những vật dụng thiết yếu cho việc leo núi này nhé! Thú vị nhưng cũng đầy gian nan đấy!
Chinh phục nơi cao nhất của Đông Dương
Ngắm mặt trời mọc trên đỉnh Fansipan
Hay ngắm hoàng hôn chiều tàn trên Fansipan
Sapa là cái tên đã khá quen thuộc đối với người dân Việt Nam cũng như với du khách nước ngoài khi du lịch tại Việt Nam. Sapa- nơi ẩn chứa nhiều điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên, của người dân với những tập tục truyền thống thú vị tạo nên bố cục hài hòa giữa cảnh sắc và con người. Đến với Sapa du khách sẽ có được những trải nghiệm tuyệt vời, để lại dấu ấn sâu sắc mà du khách không thể nào quên!
“Sapa- vùng đất của sự kỳ diệu”
3. TRẢI NGHIỆM ĐỜI SỐNG THƯỜNG NHẬT MUÔN MÀU MUÔN VẺ CÙNG VỚI NGƯỜI DÂN SAPA
Sapa không chỉ là nơi hội tụ những nét đẹp của núi rừng kỳ vĩ, của những loài hoa kiêu sa mà còn là nơi hội tụ của nhiều đồng bào dân tộc như Kinh, H''Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xã Phó. Mỗi dân tộc lại có những đặc trưng khác nhau về văn hóa, tập quán, trang phục, lễ hội... tô điểm thêm cho cảnh sắc nơi Sapa. Cùng trải nghiệm cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây để xem họ có những gì đặc biệt nhé!
Một sớm trong gian bếp của người dân tộc với điếu thuốc lào
Cuộc sống đơn giản với nghề làm bắp ngô
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Lào Cai
Du khách cũng có thể tìm đến với dân tộc H’mong để biết như thế nào là nghề se lanh, dệt vải…
Em bé H’mong bên cạnh bảng se lạnh, dệt vải
Hay trải nghiệm cùng nghề nông trên những thửa ruộng bậc thang…
Một hạt thóc là một hạt vàng
Một trải nghiệm nữa tại Sapa mà du khách không thể bỏ qua đó là chợ phiên. Chợ phiên Sapa hay còn gọi là “chợ tình Sapa”, là một hoạt động thường diễn ra vào thứ bảy, chủ nhật hàng tuần. Tại đây sẽ diễn ra những hoạt động buôn bán những sản phẩm do chính người dân tộc nơi đây sản xuất ra như các loại rau, củ, quả, món ăn truyền thống dân dã hay vải thổ cẩm thủ công…
Sắc màu chợ phiên
Gian hàng vải thổ cẩm
Người mẹ Dao tự tay đan túi thổ cẩm
Tự do lựa chọn những sản phẩm yêu thích
Gian hàng rau củ quả
Không những là nơi buôn bán, chợ phiên còn là nơi nam nữ thanh niên người dân tộc H''Mông, Dao đỏ có thể nhờ âm thanh của khèn, sáo, đàn môi, kèn lá hay bằng lời hát để tìm hay gặp gỡ bạn tình.
“Calling my love”
Xem thêm: Du Lịch Tết Hà Nội – Sa Pa
Sapa- Lãng mạn nơi chợ tình
Những cặp đôi tìm đến với nhau
Bên cạnh chợ phiên, ở Sapa còn diễn ra nhiều lễ hội của các dân tộc như lễ hội "Roóng poọc" của người Giáy Tả Van, "Sải Sán" (đạp núi) của người Mông, lễ "Tết nhảy" của người Dao đỏ, tất cả đều diễn ra vào tháng tết hàng năm…
Đu tre truyền thống
Những thiếu nữ dân tộc H’mông nhảy sạp
4. GHÉ THĂM NHÀ THỜ ĐÁ
Cuối cùng, đi sâu vào trung tâm thị trấn Sapa, du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng một kiến trúc vô cùng độc đáo- nhà thờ đá Sapa. Nhà thờ Đá Sapa được xây dựng từ năm 1895 là dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại tại Sa Pa, Lào Cai.
Nắng xuân tại nhà thờ đá
Gần như toàn bộ nhà thờ được xây dựng bằng đá. Hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây như hình thập giá theo kiến trúc Gotic La Mã. Kiến trúc đó thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn… đều là hình chóp tạo cho công trình nét bay bổng thanh thoát.
Một góc cạnh khác của nhà thờ đá Sapa
Cửa sổ mang kiến trúc cổ Gotic La Mã
Những ngày lễ của Chúa, du khách có thể đến nhà thờ đá để chiêm ngưỡng kiến trúc của nó và cùng hát thánh ca cầu nguyện cho một ngày an lành...
Thánh đường trong nhà thờ đá
Nhà thờ đá lung linh sắc đèn trong đêm
Xem thêm: Du Lịch Tết Hà Nội Ninh Bình
“Nơi tình yêu bắt đầu”
“Người sống nhiều nhất không phải là người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất”. Với những gợi ý trên, Mytour hy vọng sẽ giúp du khách có một cái nhìn tổng quan về những trải nghiệm thú vị tại Sapa. Du khách hãy giành một ít thời gian rảnh rỗi, trong dịp Tết này chẳng hạn để trở thành “người sống nhiều nhất” nhé! Những trải nghiệm khó quên tại Sapa đang chào đón du khách.
Chiều Sapa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét