Bài và ảnh Trần Công Nhung
Sau khi thăm Ao Huê Trại Ổi (1) tôi đi tìm Đền Dầm. Nhiều người cho biết Đền Dầm có cây đa 800 năm và cây thị 400 năm. Đền miễu có cây lâu đời là điều hấp dẫn đối với tôi. Tôi dị ứng với cây công viên, cây đường phố thời bây giờ. Nhìn ngắm một cây đại thụ trăm năm đầu ngõ vào làng hay cạnh ngôi đình cổ, tôi như được sống lại những ngày lịch sử rạng ngời từ thời Lê, Lý, Trần…
Đền Dầm nằm trên địa bàn thôn Xâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín. Từ làng Nhị Khê tôi ra ngã ba Quán Gánh, gặp một ông cụ như đang ở chợ về, hỏi thăm đường, ông hướng dẫn cách đơn giản: “Ông đi con đường dọc theo mương nước kia, về đến chợ Kệ, lên đê rẽ trái, cứ thế đến lúc thấy cổng Đền Mẫu Đệ Tam dưới đê bên phải, là đến Đền Dầm”.
Thờ Mẫu là tín ngưỡng phổ biến ở miền Bắc. Hồi mới đi Bắc lần đầu, tôi rất ngạc nhiên thấy nhiều Đền: Đền Mẫu Liễu Hạnh, Mẫu Thượng Ngàn… nói chung là tín ngưỡng Tứ Phủ:
– Thiên Phủ: Mẫu đệ nhất, Mẫu Thượng Thiên (Công Chúa Liễu Hạnh), cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp.
– Nhạc Phủ: Mẫu đệ nhị, Mẫu Thượng Ngàn, trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.
– Thủy Phủ: Mẫu đệ tam, Mẫu Thoải, trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.
– Địa Phủ: Mẫu đệ tứ, Mẫu Địa Phủ, quản lý vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.
– Thiên Phủ: Mẫu đệ nhất, Mẫu Thượng Thiên (Công Chúa Liễu Hạnh), cai quản bầu trời, làm chủ các quyền năng mây mưa, gió bão, sấm chớp.
– Nhạc Phủ: Mẫu đệ nhị, Mẫu Thượng Ngàn, trông coi miền rừng núi, ban phát của cải cho chúng sinh.
– Thủy Phủ: Mẫu đệ tam, Mẫu Thoải, trị vì các miền sông nước, giúp ích cho nghề trồng lúa nước và ngư nghiệp.
– Địa Phủ: Mẫu đệ tứ, Mẫu Địa Phủ, quản lý vùng đất đai, là nguồn gốc cho mọi sự sống.
Thờ Mẫu là sự tin tưởng, ngưỡng mộ, tôn vinh những vị nữ thần gắn liền với các hiện tượng tự nhiên, mà người đời cho là có công sáng tạo, che chở sự sống của con người. Các Thái Hậu, Hoàng Hậu, Công Chúa là những người tài giỏi, công hạnh cao, yêu nước thương dân, khi mất lại hiển linh cứu giúp dân lành nên được lập đền thờ.
Các vị nữ thần này được tôn là Thánh Mẫu, như Thánh Mẫu Liễu Hạnh… Chúa Xứ Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu, Thượng Ngàn Thánh Mẫu. Quốc Mẫu (như Quốc Mẫu Âu Cơ), Vương Mẫu (mẹ Thánh Gióng).
Trong quan niệm đó tục thờ Mẫu ra đời. Các vị được thờ trong các đền, chùa, miếu, điện; đặc biệt Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ trong một loại hình kiến trúc riêng là Phủ: Phủ Giầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (2). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, do ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc, tục thờ Mẫu trở thành tín ngưỡng Tứ Phủ như đã nói. Các chùa miền Bắc đều có thờ Mẫu, Thánh, đó là điều khác với phần lớn chùa trong Nam.
Các vị nữ thần này được tôn là Thánh Mẫu, như Thánh Mẫu Liễu Hạnh… Chúa Xứ Thánh Mẫu, Linh Sơn Thánh Mẫu, Thượng Ngàn Thánh Mẫu. Quốc Mẫu (như Quốc Mẫu Âu Cơ), Vương Mẫu (mẹ Thánh Gióng).
Trong quan niệm đó tục thờ Mẫu ra đời. Các vị được thờ trong các đền, chùa, miếu, điện; đặc biệt Thánh Mẫu Liễu Hạnh được thờ trong một loại hình kiến trúc riêng là Phủ: Phủ Giầy (Nam Định), Phủ Tây Hồ (2). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, do ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Quốc, tục thờ Mẫu trở thành tín ngưỡng Tứ Phủ như đã nói. Các chùa miền Bắc đều có thờ Mẫu, Thánh, đó là điều khác với phần lớn chùa trong Nam.
Đúng như lời ông già, tôi chạy một đỗi thì qua chợ Kệ. Chợ thôn quê có nét hay riêng, hàng hóa bày biện tùy tiện, nhưng nhiều màu sắc, sinh động. Tiếng gọi là chợ song không hình thức chợ như thường biết, không đình chợ, không sạp hàng, người mua bán tụ tập căng tạm bất cứ thứ gì che đỡ nắng mưa, hàng bày hai bên đường vào làng hay cạnh góc đình góc miễu. Hình ảnh chợ quê khác xa chợ thành thị. Trông nhếch nhác lộn xộn, song đối với người nhiếp ảnh lại có cái để chụp. Vào siêu thị thì chỉ để nhìn và mua sắm.
Tôi lên con đê ở cuối thôn, rẽ trái. Chạy xe trên đê (đê sông Hồng, sông Đáy) là một điều thú vị, từ trên cao nhìn xuống thấy rõ sinh hoạt đồng quê, lại không lo nghĩ tai nạn, được hít thở không khí trong lành. Mỗi khi đi về các địa phương có quốc lộ và đường đê, tôi chọn đường đê hơn quốc lộ. Chừng mươi lăm phút đã thấy một cổng đền dưới chân đê: Đền Mẫu Đệ Tam. Tam quan có ba lối đi, nhưng hai cửa nhỏ chỉ để cho có. Lối đi giữa là nguyên con đường xi măng xuống làng. Cổng cao lớn, hai trụ giữa, hai câu đối chữ Hán: Tứ Phủ Linh Thanh Bảo Quốc Hộ Dân Thiên Hạ Mẫu (trái). Cửu Trùng Trắc Giáng Đằng Vân Giá Vũ Địa Trung Tiên (phải). Hai trụ thấp, hai câu nôm: “Đất Nước Bình Yên Mừng Đất Thánh (trái). Quê Hương Thịnh Vượng Đón Công Thần (phải). Cổng chính tam quan mái long đao hai tầng có lưỡng long chầu nguyệt.
Xuống khỏi đê, con đường đất quanh co mấy đoạn, đường làng ngày nay hầu hết đều bê tông hoặc nhựa, đường vào Đền nhỏ hẹp, bụi bờ hai bên, cư dân thưa thớt, vắng yên, đúng như làng quê trong sách vở. Nếu ban trưa có tiếng gà thì cảnh chẳng khác gì “tranh vẽ” của Lưu Trọng Lư:
Tôi lên con đê ở cuối thôn, rẽ trái. Chạy xe trên đê (đê sông Hồng, sông Đáy) là một điều thú vị, từ trên cao nhìn xuống thấy rõ sinh hoạt đồng quê, lại không lo nghĩ tai nạn, được hít thở không khí trong lành. Mỗi khi đi về các địa phương có quốc lộ và đường đê, tôi chọn đường đê hơn quốc lộ. Chừng mươi lăm phút đã thấy một cổng đền dưới chân đê: Đền Mẫu Đệ Tam. Tam quan có ba lối đi, nhưng hai cửa nhỏ chỉ để cho có. Lối đi giữa là nguyên con đường xi măng xuống làng. Cổng cao lớn, hai trụ giữa, hai câu đối chữ Hán: Tứ Phủ Linh Thanh Bảo Quốc Hộ Dân Thiên Hạ Mẫu (trái). Cửu Trùng Trắc Giáng Đằng Vân Giá Vũ Địa Trung Tiên (phải). Hai trụ thấp, hai câu nôm: “Đất Nước Bình Yên Mừng Đất Thánh (trái). Quê Hương Thịnh Vượng Đón Công Thần (phải). Cổng chính tam quan mái long đao hai tầng có lưỡng long chầu nguyệt.
Xuống khỏi đê, con đường đất quanh co mấy đoạn, đường làng ngày nay hầu hết đều bê tông hoặc nhựa, đường vào Đền nhỏ hẹp, bụi bờ hai bên, cư dân thưa thớt, vắng yên, đúng như làng quê trong sách vở. Nếu ban trưa có tiếng gà thì cảnh chẳng khác gì “tranh vẽ” của Lưu Trọng Lư:
Mỗi lần nắng mới hắt bên song
Xao xác gà trưa gáy não nùng
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không.
Xao xác gà trưa gáy não nùng
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng
Chập chờn sống lại những ngày không.
Chỉ mấy phút, trước mặt tôi hiện ra nhiều cây cao rợp bóng, lại có ngôi nhà lục giác nhỏ thiết kế như một điện thờ, tôi phân vân “chẳng lẽ Đền Dầm”. Đến cuối đường mới thấy cổng Đền nguy nga cao rộng, dài mấy chục mét suốt chiều ngang khu Đền. Ba cửa vào, sáu trụ xây, trên đắp nghê chầu, hoa văn, câu đối tỉ mỉ, tường đắp long mã, nhưng vắng nét cổ xưa. Vôi quét màu vàng, nâu theo lối bây giờ. Sân Đền khá rộng lát gạch. Phần nhiều chùa đền xứ Bắc sân lát gạch vuông Bát Tràng, ở đây gạch thẻ bình dân, làm giảm nét uy nghi cảnh Đền. Bên trái chánh điện có gốc đa cổ thụ, theo tài liệu đã 800 năm. Gốc đa có nhiều rễ phụ biến thành gốc như cây đa Tây Thiên. Quan sát kỹ mới biết gốc chính đã bị hủy hoại, cây đứng được nhờ rễ phụ trùm bên ngoài và chống đỡ toàn bộ tàn lá của cây. Cây đa tuy không có dáng nét độc đáo nhưng cũng thuộc hàng được ghi vào sử sách. Rất tiếc (lại tiếc) cũng như những cổ thụ của di tích nhiều nơi, gốc bị sơn trắng. Có ai hỏi giùm các “cơ quan chức năng, bảo tồn bảo tàng, thông tin văn hóa, khoa học xã hội nhân văn, v.v…” sơn trắng gốc cây để làm gì? Tại sao phải làm một việc thừa thải vô nghĩa, hại cho cây… Đại thụ là một phần ý nghĩa của di tích danh lam, tôi tin không một du khách nào lặn lội đến để nhìn một cây không gốc. Đã vậy có nơi còn bày bát nhang câu tiền “công đức” của khách hay chăng che lều bạt làm quán hàng, làm nơi nhậu nhẹt. Cây đa đền Dầm nếu biết rong tỉa, dọn dẹp, cũng có dáng oai nghi đẹp mắt tăng thêm vẻ cổ kính của ngôi Đền. Thực tế phơi bày nhiều điều tầm thường, ấu trĩ và kém văn hóa.
Một anh làm tạp dịch chỉ chỗ cây thị, tôi vòng ra sau Đền, cây thị đã 400 năm, gốc không lớn lắm, cao vút, cành lá xum xuê, cạnh gốc có cái am nhỏ, không rõ am cô hồn hay thờ ai…
Chụp mấy tấm ảnh rồi tôi quay lại thăm chánh điện. Chánh điện là một nếp nhà dài, mái ngói vảy cá thô dày (vảy cá xưa mỏng thanh hơn), cột gỗ sơn nâu, năm bậc cấp lên chánh điện láng xi măng, theo tôi nghĩ, nên để gạch trần hay hơn, ý nghĩa (cổ) hơn. Trong Đền các hương án, bàn thờ đều chạm trổ rất công phu và đều sơn son thếp vàng. Nhiều tượng Thánh Mẫu, đồ tế tự bày biện rườm rà, rối mắt. Cách thờ phượng ôm đồm như vậy lại hạp với bá tánh còn mê tín dị đoan. Thế nên, nhiều Đền Chùa đẻ ra nhiều bệ thờ, mỗi chỗ một “hòm công đức” (đền Thỏng Tây Thiên).
Trong khi tôi có ý tìm một ai đó để hiểu thêm sự tích và sinh hoạt của Đền thì có một bác bước tới hỏi thăm. Ông là người trông coi Đền, ông cho biết rõ hơn về sự tích đền Dầm cùng các sinh hoạt những ngày lễ hội và truyền thuyết về Đức Trần Hưng Đạo đã được báo mộng trước khi ra quân đánh bại quân Nguyên cuối thế kỷ XIII.
– Thưa bác, tục thờ Thánh Mẫu phổ biến ở miền Bắc, miền Nam một vài nơi thờ mẫu Thiên Y (Ponagar) như Điện Hòn Chén (Huế), Tháp Bà (Nha Trang), Tháp Chàm (Phan Rang). Thánh Mẫu được thờ nhiều tại miền Bắc là Chúa Liễu Hạnh, Chúa Thượng Ngàn, còn Mẫu Đệ Tam, xin bác nói rõ cho.
– Tục thờ Mẫu phát xuất từ tín ngưỡng Tam Phủ với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tôn giáo bản địa sơ khai được hình thành – đó là Đạo Mẫu. So với tín ngưỡng thờ nữ thần, với các phủ, các hàng (hàng Cô, Cậu) tương đối lớp lang, rõ rệt. Điện thần của Đạo Mẫu có hàng chục vị thần linh nhưng đều quy tụ dưới sự điều khiển củ Tam Tòa Thánh Mẫu, trong đó có một vị thần Mẫu cao nhất, mang tư cách như một vị giáo chủ, đó là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, được xem như là một hóa thân của Mẫu Thượng Thiên. Đạo Mẫu đã có một sự khái quát hóa nhất định về một hệ thống vũ trụ luận nguyên sơ, đó là một vũ trụ gồm 4 miền, do bốn vị Thánh Mẫu cai quản. Những nghi lễ của Đạo Mẫu đã bước đầu được chuẩn hóa, trong đó nghi lễ hầu bóng là một điển hình.
Người giữ Đền nói về truyền thuyết mẫu Đệ Tam: Vào thời vua Trần Thái Tông năm 1225, trên Thiên Đình có nàng tiên thứ ba đến chầu Thượng Đế, chẳng may làm vỡ chén ngọc. Thiên triều nghị tội, giáng nàng xuống thủy cung làm con gái Long Vương. Nàng được gả cho tướng quân Kinh Xuyên làm thiếp. Vợ cả Kinh Xuyên tên Thảo Mai thấy nàng tài sắc bèn đem lòng ghen ghét, giả một lá thư tố nàng tư thông phản bội chồng. Kinh Xuyên giận, đày nàng lên trần thế, 10 năm sống tại Ngọc Hồ Kim Quy, làm bạn với chim muông cầm thú, sống bằng hoa trái qua ngày.
Một hôm thấy gió lướt mặt hồ, mây đùn ở chân trời, chạnh lòng thương nhớ nhà, nàng có mấy câu thơ:
Một anh làm tạp dịch chỉ chỗ cây thị, tôi vòng ra sau Đền, cây thị đã 400 năm, gốc không lớn lắm, cao vút, cành lá xum xuê, cạnh gốc có cái am nhỏ, không rõ am cô hồn hay thờ ai…
Chụp mấy tấm ảnh rồi tôi quay lại thăm chánh điện. Chánh điện là một nếp nhà dài, mái ngói vảy cá thô dày (vảy cá xưa mỏng thanh hơn), cột gỗ sơn nâu, năm bậc cấp lên chánh điện láng xi măng, theo tôi nghĩ, nên để gạch trần hay hơn, ý nghĩa (cổ) hơn. Trong Đền các hương án, bàn thờ đều chạm trổ rất công phu và đều sơn son thếp vàng. Nhiều tượng Thánh Mẫu, đồ tế tự bày biện rườm rà, rối mắt. Cách thờ phượng ôm đồm như vậy lại hạp với bá tánh còn mê tín dị đoan. Thế nên, nhiều Đền Chùa đẻ ra nhiều bệ thờ, mỗi chỗ một “hòm công đức” (đền Thỏng Tây Thiên).
Trong khi tôi có ý tìm một ai đó để hiểu thêm sự tích và sinh hoạt của Đền thì có một bác bước tới hỏi thăm. Ông là người trông coi Đền, ông cho biết rõ hơn về sự tích đền Dầm cùng các sinh hoạt những ngày lễ hội và truyền thuyết về Đức Trần Hưng Đạo đã được báo mộng trước khi ra quân đánh bại quân Nguyên cuối thế kỷ XIII.
– Thưa bác, tục thờ Thánh Mẫu phổ biến ở miền Bắc, miền Nam một vài nơi thờ mẫu Thiên Y (Ponagar) như Điện Hòn Chén (Huế), Tháp Bà (Nha Trang), Tháp Chàm (Phan Rang). Thánh Mẫu được thờ nhiều tại miền Bắc là Chúa Liễu Hạnh, Chúa Thượng Ngàn, còn Mẫu Đệ Tam, xin bác nói rõ cho.
– Tục thờ Mẫu phát xuất từ tín ngưỡng Tam Phủ với sự ra đời của Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một tôn giáo bản địa sơ khai được hình thành – đó là Đạo Mẫu. So với tín ngưỡng thờ nữ thần, với các phủ, các hàng (hàng Cô, Cậu) tương đối lớp lang, rõ rệt. Điện thần của Đạo Mẫu có hàng chục vị thần linh nhưng đều quy tụ dưới sự điều khiển củ Tam Tòa Thánh Mẫu, trong đó có một vị thần Mẫu cao nhất, mang tư cách như một vị giáo chủ, đó là Thánh Mẫu Liễu Hạnh, được xem như là một hóa thân của Mẫu Thượng Thiên. Đạo Mẫu đã có một sự khái quát hóa nhất định về một hệ thống vũ trụ luận nguyên sơ, đó là một vũ trụ gồm 4 miền, do bốn vị Thánh Mẫu cai quản. Những nghi lễ của Đạo Mẫu đã bước đầu được chuẩn hóa, trong đó nghi lễ hầu bóng là một điển hình.
Người giữ Đền nói về truyền thuyết mẫu Đệ Tam: Vào thời vua Trần Thái Tông năm 1225, trên Thiên Đình có nàng tiên thứ ba đến chầu Thượng Đế, chẳng may làm vỡ chén ngọc. Thiên triều nghị tội, giáng nàng xuống thủy cung làm con gái Long Vương. Nàng được gả cho tướng quân Kinh Xuyên làm thiếp. Vợ cả Kinh Xuyên tên Thảo Mai thấy nàng tài sắc bèn đem lòng ghen ghét, giả một lá thư tố nàng tư thông phản bội chồng. Kinh Xuyên giận, đày nàng lên trần thế, 10 năm sống tại Ngọc Hồ Kim Quy, làm bạn với chim muông cầm thú, sống bằng hoa trái qua ngày.
Một hôm thấy gió lướt mặt hồ, mây đùn ở chân trời, chạnh lòng thương nhớ nhà, nàng có mấy câu thơ:
Từ biệt Kinh Xuyên trải mấy thu
Trời xanh mây lượn nhớ quê nhà
Tiêu dao trần thế bao ngày tháng
Cố hương thủy quốc biết nao về…
Trời xanh mây lượn nhớ quê nhà
Tiêu dao trần thế bao ngày tháng
Cố hương thủy quốc biết nao về…
Thời ấy tại xã Ngọc Lạp, huyện Thanh Miện, phủ Hồng Châu, đạo Hải Dương, có danh sĩ nổi tiếng tên Liễu Nghị. Một hôm thầy trò Liễu Nghị chèo thuyền chơi Ngọc Hồ thưởng thức thú ngư ông. Bỗng có tiếng ngâm thơ, lời thơ sầu thảm, Liễu Nghị lấy làm lạ bảo đám tiểu đồng: “Không hiểu thần tiên hay ma quỷ mà lời thơ buồn thảm đến vậy”. Nghị cho thuyền cập bờ, lên tìm xem ai ngâm thơ. Ông bắt gặp một người con gái 18 tuổi tuyệt đẹp, khiến ngẩn ngơ người. Liễu Nghị hỏi về nguồn gốc, người con gái cho hay, nàng là con gái Hoàng Đế ở Long Cung, vợ Kinh Xuyên, chẳng may thiên Sứ gán họa vô cớ nên bị đày lên cõi trần. Nay gặp được người tốt, dám xin người có cách gì cứu giúp cho. Liễu Nghị ái ngại vì dương gian, thủy quốc cách biệt làm sao nghe nhau được. Nàng cho biết nàng có cây trâm vàng xin trao cho Liễu Nghị và mách ông đem trâm ra cửa biển Đông Hải, hễ thấy cây ngô đồng cổ thụ thì gõ trâm vào cây ngô đồng 3 tiếng, hết thảy thủy cung sẽ nghe tiếng. Nàng viết một lá thư rồi trao trâm và thư cho Liễu Nghị.
Sau khi giã từ người đẹp, ông đi suốt 7 ngày đêm, đến cửa biển Đông Hải, thấy cây ngô đồng, ông gõ 3 tiếng. Bỗng có một con rắn màu trắng nổi lên khỏi mặt nước, ông kể rõ sứ mạng của ông, rắn bèn rẽ nước đưa Liễu Nghị xuống thủy cung. Nghị vào bái yết Long Vương và tâu trình mọi việc rồi dâng chiếc trâm vàng và thư. Xem thư xong Long Vương sai rắn đưa Liễu Nghị về lầu nam khoản đãi. Ngay hôm đó, Long Vương sai con trai Xích Lâm và Quân Khu Thủy tiến thẳng đến núi Ngọc Hồ Kim Quy đón công chúa về thủy phủ. Ngày 9 tháng Giêng, phong Liễu Nghị làm “Quốc Tế Quận Công” (con rể) và cho ở lại thủy phủ với công chúa. Đồng thời đày Kinh Xuyên và Thảo Mai lên núi Ngọc Hồ.
Sau khi công chúa hồi thủy cung, dân chúng trong vùng bị dịch. Một hôm, vào nửa đêm, dân làng đếu nghe tiếng chó sủa và ai cũng mơ thấy một người con gái mặc áo trắng, mang đai ngọc lưu ly, cưỡi rồng vàng bay lên mặt nước cất tiếng nói: “Ta vốn là con gái Long Vương là Thủy Tinh Ngọc Dung công chúa, ta được lệnh đến giúp nước cứu dân, dân các ngươi đang gặp đại dịch.” Sáng hôm sau, dân làng gặp nhau đều xác nhận có cùng giấc mộng. Bệnh dịch biến dần. Dân làng bèn dựng miếu thờ ngày đêm hương khói.
– Thưa bác còn nhà lục giác và một vài nhà phụ hai bên Đền?
– Nhà lục giác là đền Cô, phía bên phải là đền Cậu, ngay chỗ gốc đa là đền thờ Đức Thánh Trần.
– Sao lại có đền Trần Hưng Đạo ở đây, Đền Đức Ông mà chỉ bằng cái miếu?
– Ấy là do sự tích: Vào thời vua Trần Nhân Tông (1285-1293), quân Nguyên do hai tướng Thoát Hoan và Ô Mã Nhi, đem 10 vạn quân sang xâm chiếm nước ta. Nhà Vua triệu Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, phong ngài làm Đại Nguyên Soái cất quân đi dẹp giặc. Lúc đoàn quân Hưng Đạo ngang qua sông Xâm Miện (khu Đền Dầm) thì mặt trời vừa lặn. Hưng Đạo Vương lệnh cho quân lên bãi sông cắm trại dừng chân. Riêng Trần Hưng Đạo ngự trên thuyền, vào nửa đêm ông mơ thấy một người con gái mặc áo trắng, mang đai ngọc lưu ly cưỡi rồng vàng đến trước mặt ông nói rằng: “Thiếp là con gái Long Vương là Thủy Tinh Ngọc Dung công chúa được lệnh đến giúp ngài diệt giặc. Ngài hãy đem quân đuổi giặc thiếp nguyện âm phù trợ giúp”. Tỉnh dậy ông biết là mộng báo có người phò hộ. Ông xua quân đại chiến với giặc. Đang khi giao tranh, ông thấy gió bấc thổi về rất mạnh, nước sông cuồn cuộn, sóng nổi ngợp trời làm cho chiến thuyền của giặc bị nhận chìm tơi tả. Thắng trận trở về, ông dâng biểu lên vua báo công và nêu rõ việc Ngọc Dung báo mộng. Vua sai sứ giả về Xâm Miện vào miếu (nay là Đền Dầm) bái tạ, và ban tặng sắc phong:
Hoàng Long tĩnh mạch, đoan trang,
anh linh Thục Diệu phu nhân Trung Đẳng Thần.
Sau khi giã từ người đẹp, ông đi suốt 7 ngày đêm, đến cửa biển Đông Hải, thấy cây ngô đồng, ông gõ 3 tiếng. Bỗng có một con rắn màu trắng nổi lên khỏi mặt nước, ông kể rõ sứ mạng của ông, rắn bèn rẽ nước đưa Liễu Nghị xuống thủy cung. Nghị vào bái yết Long Vương và tâu trình mọi việc rồi dâng chiếc trâm vàng và thư. Xem thư xong Long Vương sai rắn đưa Liễu Nghị về lầu nam khoản đãi. Ngay hôm đó, Long Vương sai con trai Xích Lâm và Quân Khu Thủy tiến thẳng đến núi Ngọc Hồ Kim Quy đón công chúa về thủy phủ. Ngày 9 tháng Giêng, phong Liễu Nghị làm “Quốc Tế Quận Công” (con rể) và cho ở lại thủy phủ với công chúa. Đồng thời đày Kinh Xuyên và Thảo Mai lên núi Ngọc Hồ.
Sau khi công chúa hồi thủy cung, dân chúng trong vùng bị dịch. Một hôm, vào nửa đêm, dân làng đếu nghe tiếng chó sủa và ai cũng mơ thấy một người con gái mặc áo trắng, mang đai ngọc lưu ly, cưỡi rồng vàng bay lên mặt nước cất tiếng nói: “Ta vốn là con gái Long Vương là Thủy Tinh Ngọc Dung công chúa, ta được lệnh đến giúp nước cứu dân, dân các ngươi đang gặp đại dịch.” Sáng hôm sau, dân làng gặp nhau đều xác nhận có cùng giấc mộng. Bệnh dịch biến dần. Dân làng bèn dựng miếu thờ ngày đêm hương khói.
– Thưa bác còn nhà lục giác và một vài nhà phụ hai bên Đền?
– Nhà lục giác là đền Cô, phía bên phải là đền Cậu, ngay chỗ gốc đa là đền thờ Đức Thánh Trần.
– Sao lại có đền Trần Hưng Đạo ở đây, Đền Đức Ông mà chỉ bằng cái miếu?
– Ấy là do sự tích: Vào thời vua Trần Nhân Tông (1285-1293), quân Nguyên do hai tướng Thoát Hoan và Ô Mã Nhi, đem 10 vạn quân sang xâm chiếm nước ta. Nhà Vua triệu Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, phong ngài làm Đại Nguyên Soái cất quân đi dẹp giặc. Lúc đoàn quân Hưng Đạo ngang qua sông Xâm Miện (khu Đền Dầm) thì mặt trời vừa lặn. Hưng Đạo Vương lệnh cho quân lên bãi sông cắm trại dừng chân. Riêng Trần Hưng Đạo ngự trên thuyền, vào nửa đêm ông mơ thấy một người con gái mặc áo trắng, mang đai ngọc lưu ly cưỡi rồng vàng đến trước mặt ông nói rằng: “Thiếp là con gái Long Vương là Thủy Tinh Ngọc Dung công chúa được lệnh đến giúp ngài diệt giặc. Ngài hãy đem quân đuổi giặc thiếp nguyện âm phù trợ giúp”. Tỉnh dậy ông biết là mộng báo có người phò hộ. Ông xua quân đại chiến với giặc. Đang khi giao tranh, ông thấy gió bấc thổi về rất mạnh, nước sông cuồn cuộn, sóng nổi ngợp trời làm cho chiến thuyền của giặc bị nhận chìm tơi tả. Thắng trận trở về, ông dâng biểu lên vua báo công và nêu rõ việc Ngọc Dung báo mộng. Vua sai sứ giả về Xâm Miện vào miếu (nay là Đền Dầm) bái tạ, và ban tặng sắc phong:
Hoàng Long tĩnh mạch, đoan trang,
anh linh Thục Diệu phu nhân Trung Đẳng Thần.
Triều đình ban lệnh nhân dân Xâm Miện đến kinh thành rước sắc về để dân làng thờ phụng. Các triều vua kế tiếp đều có sắc phong. Và nhân dân cũng không quên xây đền để thờ Hưng Đạo Vương.
– À thì thế. Tôi thấy Hưng Đạo Vương, sinh thời mỗi khi ra trận thường được Thánh nhân báo mộng, người thường mách nước như chuyện “Vua Bà” bến Bạch Đằng (3). Ngày hội hằng năm là ngày nào thưa bác?
– Tháng 2 mỗi năm, từ ngày mồng 1 đã mở hội và kết thúc vào ngày mồng 10. Ngày chính là mồng 5 là ngày rước nước. Ngày ấy thì người trẫy hội về đông kín sân Đền.
– Hình như từ Hà Nội du khách có thể dùng thuyền về Đền Dầm?
– Vâng, ngày trước bờ sông Hồng ngay trước Đền, qua mấy trăm năm do bãi bồi đưa bờ ra xa. Có bến sông phía trước cách Đền không xa mấy. Thường có tua du lịch bằng thuyền qua các Đền dọc theo sông Hồng như: Chữ Đồng Tử (Hưng yên), Đền Dầm, Đền Đại Lộ (gần Đền Dầm), làng gốm Bát Tràng.
Ngày thường, Đền vắng vẻ, du khách có dịp xem xét kỹ hơn, ngày hội người là người thì làm sao chụp được tấm ảnh nguyên vẹn về cổng Đền, cây đa. Trong giây phút, tôi hình dung, 700 năm trước, những ngày lễ hội, thuyền khách thập phương đổ về tấp nập nơi bến sông ngay cửa Đền, cảnh vui biết bao, nhất là thời ấy ăn mặc theo cổ truyền, áo tứ thân, nón vành quai thao, hình ảnh thật hấp dẫn. Và, chắc chắn không có cảnh “chém đẹp” du khách như bây giờ. Đời sống càng văn minh con người càng “hư đốn”, coi thường truyền thống, xem nhẹ luân thường, chỉ biết vơ vét bất kể đục trong. Thế nên, giữa cảnh tưng bừng màu sắc lễ hội lại xen lẫn lời nhắc nhở đề phòng kẻ gian manh, hoặc những cáo thị dán khắp nơi: “Coi chừng móc túi”. Thật không đẹp tí nào.
– À thì thế. Tôi thấy Hưng Đạo Vương, sinh thời mỗi khi ra trận thường được Thánh nhân báo mộng, người thường mách nước như chuyện “Vua Bà” bến Bạch Đằng (3). Ngày hội hằng năm là ngày nào thưa bác?
– Tháng 2 mỗi năm, từ ngày mồng 1 đã mở hội và kết thúc vào ngày mồng 10. Ngày chính là mồng 5 là ngày rước nước. Ngày ấy thì người trẫy hội về đông kín sân Đền.
– Hình như từ Hà Nội du khách có thể dùng thuyền về Đền Dầm?
– Vâng, ngày trước bờ sông Hồng ngay trước Đền, qua mấy trăm năm do bãi bồi đưa bờ ra xa. Có bến sông phía trước cách Đền không xa mấy. Thường có tua du lịch bằng thuyền qua các Đền dọc theo sông Hồng như: Chữ Đồng Tử (Hưng yên), Đền Dầm, Đền Đại Lộ (gần Đền Dầm), làng gốm Bát Tràng.
Ngày thường, Đền vắng vẻ, du khách có dịp xem xét kỹ hơn, ngày hội người là người thì làm sao chụp được tấm ảnh nguyên vẹn về cổng Đền, cây đa. Trong giây phút, tôi hình dung, 700 năm trước, những ngày lễ hội, thuyền khách thập phương đổ về tấp nập nơi bến sông ngay cửa Đền, cảnh vui biết bao, nhất là thời ấy ăn mặc theo cổ truyền, áo tứ thân, nón vành quai thao, hình ảnh thật hấp dẫn. Và, chắc chắn không có cảnh “chém đẹp” du khách như bây giờ. Đời sống càng văn minh con người càng “hư đốn”, coi thường truyền thống, xem nhẹ luân thường, chỉ biết vơ vét bất kể đục trong. Thế nên, giữa cảnh tưng bừng màu sắc lễ hội lại xen lẫn lời nhắc nhở đề phòng kẻ gian manh, hoặc những cáo thị dán khắp nơi: “Coi chừng móc túi”. Thật không đẹp tí nào.
Trần Công Nhung
———————–
(1) Ao Huê Trại Ổi, trang 101, QHQOK, tập 10
(2) Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây. Ở ngay đầu làng có một ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, đức độ nên đã được dân gian thần thánh hóa tôn làm Thánh Mẫu. Hằng năm vào rằm tháng Giêng âm lịch, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây và địa danh khác của Hà Nội.
(3) Bãi cọc Bạch Đằng, trang 163, QHQOK, tập 10
———————–
(1) Ao Huê Trại Ổi, trang 101, QHQOK, tập 10
(2) Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây. Ở ngay đầu làng có một ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, đức độ nên đã được dân gian thần thánh hóa tôn làm Thánh Mẫu. Hằng năm vào rằm tháng Giêng âm lịch, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây và địa danh khác của Hà Nội.
(3) Bãi cọc Bạch Đằng, trang 163, QHQOK, tập 10
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét