Phạm Chí Dũng
Blogger Hồng Lê Thọ (trái) và Nguyễn Quang Lập (phải)
Tất nhiên tựa đề bài viết này không có ý ví giới trí thức phản biện xã hội Việt Nam và các blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh bị bắt trước đây và gần đây nhất là Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập, là “cừu.”
Nhưng hình ảnh xương máu dân gian muôn thuở mà các thế hệ đời sau phải mặc nhiên thừa nhận là khó có con cừu tách đàn hoặc lẻ loi nào có thể tránh được hàm răng nanh sắc máu của bầy sói.
Bị vồ lẻ
Một cách nào đó, lực lượng trí thức phản biện xã hội ở Việt Nam, với đặc tính tâm lý dễ dao động, chưa đầy đặn dũng khí và còn mong manh về kết nối, thường phải trả giá bởi hình ảnh bị vồ lẻ.
Trừ hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt trong bối cảnh chưa thực sự hình thành các tổ chức dân sự độc lập, những blogger bị bắt sau này đều phải chịu nạn khi không đứng chân trong một tổ chức dân sự nào.
Từ giữa năm 2013 khi giới chính khách bảo thủ Việt bắt buộc phải hướng sang Washington với chuyến công du “đối tác toàn diện” của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, một cơ hội cỡ trung bình đã bắt đầu mở ra cho thực thể xã hội dân sự ở Việt Nam. Khởi đầu là sự hình thành của mạng lưới blogger Việt Nam, sau đó là diễn đàn xã hội dân sự, tiếp theo đó là hàng loạt tổ chức dân sự độc lập khác như Phụ Nữ Nhân Quyền, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Văn Đoàn Độc Lập, Hội Nhà Báo Độc Lập... ra đời. Cho đến nay đã có gần 30 hội đoàn dân sự phi nhà nước như thế.
Kết nối mang lại sức mạnh, đặc biệt khi một tập thể biết phát huy tính đoàn kết và khai thác những ưu thế nội lực lẫn quốc tế của nó. Điều rất dễ hiểu là không phải tự nhiên những người cầm quyền ở Việt Nam chấp nhận thả đến 14 tù nhân lương tâm trong năm 2014, đông đảo nhất từ trước đến nay, trong đó đặc biệt là Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, trước sức ép liên tục của cộng đồng quốc tế và những chính phủ phương Tây. Nếu không có được ít nhất những kênh chuyển tin từ các tổ chức dân sự trong nước ra hải ngoại, cùng với hải ngoại vận động quốc tế, giới hoạt động và đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong nước vẫn chỉ là ốc đảo và có thể bị xóa sổ bất cứ lúc nào.
Đó cũng là lý do để cho rằng những trí thức có tính cách phản biện như các ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập có thể đã sai lầm khi chọn cho mình vị trí phần nào độc lập với các tổ chức dân sự, trong khi xã hội dân sự ở Việt Nam đang bắt đầu hình thành tính kết nối và bảo bọc lẫn nhau. Xa rời hoặc tách rời tập thể, tính rủi ro đối với người hoạt động độc lập sẽ cao hơn, thậm chí cao hơn hẳn. Một chứng minh rõ ràng cho quy luật này là kể từ giữa năm 2013 đến nay, chưa một trí thức phản biện có chân trong tổ chức hội đoàn dân sự nào bị bắt.
Nhưng tất nhiên, hội đoàn dân sự dù có tổ chức chặt chẽ vẫn không thể là lá chắn toàn vẹn. Trong trường hợp xấu, ngay cả những người đứng đầu các tổ chức dân sự có quy mô đều có thể bị chính quyền cho “nhập kho.”
Bởi thế, hội đoàn dân sự nằm trong xã hội dân sự không chỉ thực hiện mục tiêu phản biện xã hội, mà còn phải bảo vệ lẫn nhau. Trong bối cảnh nền chính trị còn độc đảng và cực đoan tư tưởng, rủi ro luôn chờ chực người bất đồng chính kiến, mục tiêu bảo vệ lẫn nhau nhiều khi còn đáng ưu tiên hơn mục tiêu khác. Nếu một thành viên của tổ chức dân sự bị bắt vì hoạt động liên quan đến tổ chức dân sự ấy, tổ chức này sẽ phải có trách nhiệm lên tiếng và thông tin cho quốc tế qua con đường ngoại giao và cộng đồng. Nếu tổ chức dân sự trong nước có được mối quan hệ và liên kết với những tổ chức phi chính phủ có uy tín trên thế giới, họ sẽ phát huy tác dụng quốc tế vận để thành viên của họ sớm được trả tự do, hoặc nếu phải chịu án tù thì cũng không quá nặng nề.
Trừ hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt trong bối cảnh chưa thực sự hình thành các tổ chức dân sự độc lập, những blogger bị bắt sau này đều phải chịu nạn khi không đứng chân trong một tổ chức dân sự nào.
Từ giữa năm 2013 khi giới chính khách bảo thủ Việt bắt buộc phải hướng sang Washington với chuyến công du “đối tác toàn diện” của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang, một cơ hội cỡ trung bình đã bắt đầu mở ra cho thực thể xã hội dân sự ở Việt Nam. Khởi đầu là sự hình thành của mạng lưới blogger Việt Nam, sau đó là diễn đàn xã hội dân sự, tiếp theo đó là hàng loạt tổ chức dân sự độc lập khác như Phụ Nữ Nhân Quyền, Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm, Văn Đoàn Độc Lập, Hội Nhà Báo Độc Lập... ra đời. Cho đến nay đã có gần 30 hội đoàn dân sự phi nhà nước như thế.
Kết nối mang lại sức mạnh, đặc biệt khi một tập thể biết phát huy tính đoàn kết và khai thác những ưu thế nội lực lẫn quốc tế của nó. Điều rất dễ hiểu là không phải tự nhiên những người cầm quyền ở Việt Nam chấp nhận thả đến 14 tù nhân lương tâm trong năm 2014, đông đảo nhất từ trước đến nay, trong đó đặc biệt là Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, trước sức ép liên tục của cộng đồng quốc tế và những chính phủ phương Tây. Nếu không có được ít nhất những kênh chuyển tin từ các tổ chức dân sự trong nước ra hải ngoại, cùng với hải ngoại vận động quốc tế, giới hoạt động và đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền trong nước vẫn chỉ là ốc đảo và có thể bị xóa sổ bất cứ lúc nào.
Đó cũng là lý do để cho rằng những trí thức có tính cách phản biện như các ông Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập có thể đã sai lầm khi chọn cho mình vị trí phần nào độc lập với các tổ chức dân sự, trong khi xã hội dân sự ở Việt Nam đang bắt đầu hình thành tính kết nối và bảo bọc lẫn nhau. Xa rời hoặc tách rời tập thể, tính rủi ro đối với người hoạt động độc lập sẽ cao hơn, thậm chí cao hơn hẳn. Một chứng minh rõ ràng cho quy luật này là kể từ giữa năm 2013 đến nay, chưa một trí thức phản biện có chân trong tổ chức hội đoàn dân sự nào bị bắt.
Nhưng tất nhiên, hội đoàn dân sự dù có tổ chức chặt chẽ vẫn không thể là lá chắn toàn vẹn. Trong trường hợp xấu, ngay cả những người đứng đầu các tổ chức dân sự có quy mô đều có thể bị chính quyền cho “nhập kho.”
Bởi thế, hội đoàn dân sự nằm trong xã hội dân sự không chỉ thực hiện mục tiêu phản biện xã hội, mà còn phải bảo vệ lẫn nhau. Trong bối cảnh nền chính trị còn độc đảng và cực đoan tư tưởng, rủi ro luôn chờ chực người bất đồng chính kiến, mục tiêu bảo vệ lẫn nhau nhiều khi còn đáng ưu tiên hơn mục tiêu khác. Nếu một thành viên của tổ chức dân sự bị bắt vì hoạt động liên quan đến tổ chức dân sự ấy, tổ chức này sẽ phải có trách nhiệm lên tiếng và thông tin cho quốc tế qua con đường ngoại giao và cộng đồng. Nếu tổ chức dân sự trong nước có được mối quan hệ và liên kết với những tổ chức phi chính phủ có uy tín trên thế giới, họ sẽ phát huy tác dụng quốc tế vận để thành viên của họ sớm được trả tự do, hoặc nếu phải chịu án tù thì cũng không quá nặng nề.
Tránh “xếp hàng chờ bị bắt”
Mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và giới trí thức phản biện ở Việt Nam hiện thời đang xấu đi. Mọi việc đã chuyển xấu từ chuyến công du và đàm phán có vẻ không hiệu quả của trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách về dân chủ, nhân quyền và lao động, ông Tom Malinowski, vào cuối Tháng Mười. Nhân vật xuất hiện ngay sau ông Malinowski là ông Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc. Không khí “thân Trung” trở lại.
Tuy vậy và xem xét một cách khách quan các yếu tố, tinh thần phản kháng Trung Quốc có thể không phải là nguyên cớ chủ yếu dẫn đến việc hai blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập bị bắt gần đây, nếu so sánh liều lượng các bài đăng về Trung Quốc trên hai blog Người Lót Gạch và Quê Choa còn khiêm tốn hơn khá nhiều so với một số trang mạng lề dân khác ở Việt Nam.
Rất có thể, việc Blog Người Lót Gạch vô tình đăng lại một số bài về tình hình nội bộ trong đảng, đặc biệt về ngành công an cũng như liên quan đến một nhân vật công an cao cấp - với nguồn gốc rất có thể xuất phát từ những địa chỉ phe phái chính trị xung đột nhau - đã tạo ra một lý do để ông Hồng Lê Thọ bị bắt. Có dư luận đã so sánh vụ việc này với việc Blogger Cô Gái Đồ Long bị bắt hồi năm 2011 cũng vì viết về “gia đình” ngành công an.
Nhưng khác hẳn với Người Lót Gạch, blog Quê Choa hầu như không dính dáng gì đến các bài viết nội bộ, trong khi hàm lượng phản biện trên blog này được đánh giá chung là khá mềm mỏng. Vậy tại sao nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt?
Nguyentandung.org, một trang tin thiếu chính danh nhưng luôn trở nên nhạy bén với những nguồn tin từ ngành công an và đặc biệt liên quan đến các vụ “đấm đá” và bắt bớ nhân sĩ trí thức, đã “tường thuật” một tin tức (cũng có thể hiểu như một nhận định, hoặc khái quát hơn nữa là mang tính “báo cáo”): “Trong một thời gian dài, ông Nguyễn Quang Lập đã viết và đăng tải lên mạng rất nhiều bài gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo đảng và nhà nước, như xúc phạm, bôi nhọ uy tín của đồng chí Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng lại đề cao vai trò của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang...”
Tin tức trên là rất đáng lưu tâm, lồng trong bối cảnh trước hội nghị trung ương cuối năm 2014 - được dư luận đánh giá là đặc biệt quan trọng về công tác nhân sự để chuẩn bị cho Đại Hội Đảng lần thứ 12 vào năm 2016.
Nếu giả thiết mang màu sắc “cá nhân” về trường hợp ông Hồng Lê Thọ và mang sắc tố “nội bộ” đối với nhà văn Nguyễn Quang Lập là đúng, có thể tạm kết luận là vụ bắt ông Lập là quan trọng và nghiêm trọng hơn vụ bắt ông Thọ. Cũng có nghĩa là loạt bắt bớ vừa qua không phải là một cú ra tay trực tiếp vào giới hoạt động dân chủ, mà chỉ có ý nghĩa răn đe gián tiếp. Và khả năng nhiều sẽ không xảy ra một đợt bắt bớ trên diện rộng.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần đầu bài viết này, dù giới bắt bớ nhắm vào mục tiêu gì thì những người bị bắt cũng có vẻ giống như những con cừu lẻ loi.
Muộn còn hơn không, đã đến lúc những con cừu lẻ loi cần hội tụ thành đàn theo đúng nghĩa tương hợp. Mỗi cá nhân tranh đấu cho dân chủ đều cần tìm đến một tổ chức dân sự độc lập phù hợp với mình.
Không thể có được xã hội dân sự hoàn thiện nếu chỉ lẻ tẻ một số tổ chức dân sự, hoặc tệ hơn là những cá nhân đơn lẻ “xếp hàng chờ bị bắt.”
Tuy vậy và xem xét một cách khách quan các yếu tố, tinh thần phản kháng Trung Quốc có thể không phải là nguyên cớ chủ yếu dẫn đến việc hai blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập bị bắt gần đây, nếu so sánh liều lượng các bài đăng về Trung Quốc trên hai blog Người Lót Gạch và Quê Choa còn khiêm tốn hơn khá nhiều so với một số trang mạng lề dân khác ở Việt Nam.
Rất có thể, việc Blog Người Lót Gạch vô tình đăng lại một số bài về tình hình nội bộ trong đảng, đặc biệt về ngành công an cũng như liên quan đến một nhân vật công an cao cấp - với nguồn gốc rất có thể xuất phát từ những địa chỉ phe phái chính trị xung đột nhau - đã tạo ra một lý do để ông Hồng Lê Thọ bị bắt. Có dư luận đã so sánh vụ việc này với việc Blogger Cô Gái Đồ Long bị bắt hồi năm 2011 cũng vì viết về “gia đình” ngành công an.
Nhưng khác hẳn với Người Lót Gạch, blog Quê Choa hầu như không dính dáng gì đến các bài viết nội bộ, trong khi hàm lượng phản biện trên blog này được đánh giá chung là khá mềm mỏng. Vậy tại sao nhà văn Nguyễn Quang Lập bị bắt?
Nguyentandung.org, một trang tin thiếu chính danh nhưng luôn trở nên nhạy bén với những nguồn tin từ ngành công an và đặc biệt liên quan đến các vụ “đấm đá” và bắt bớ nhân sĩ trí thức, đã “tường thuật” một tin tức (cũng có thể hiểu như một nhận định, hoặc khái quát hơn nữa là mang tính “báo cáo”): “Trong một thời gian dài, ông Nguyễn Quang Lập đã viết và đăng tải lên mạng rất nhiều bài gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo đảng và nhà nước, như xúc phạm, bôi nhọ uy tín của đồng chí Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nhưng lại đề cao vai trò của Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang...”
Tin tức trên là rất đáng lưu tâm, lồng trong bối cảnh trước hội nghị trung ương cuối năm 2014 - được dư luận đánh giá là đặc biệt quan trọng về công tác nhân sự để chuẩn bị cho Đại Hội Đảng lần thứ 12 vào năm 2016.
Nếu giả thiết mang màu sắc “cá nhân” về trường hợp ông Hồng Lê Thọ và mang sắc tố “nội bộ” đối với nhà văn Nguyễn Quang Lập là đúng, có thể tạm kết luận là vụ bắt ông Lập là quan trọng và nghiêm trọng hơn vụ bắt ông Thọ. Cũng có nghĩa là loạt bắt bớ vừa qua không phải là một cú ra tay trực tiếp vào giới hoạt động dân chủ, mà chỉ có ý nghĩa răn đe gián tiếp. Và khả năng nhiều sẽ không xảy ra một đợt bắt bớ trên diện rộng.
Tuy nhiên, như đã đề cập ở phần đầu bài viết này, dù giới bắt bớ nhắm vào mục tiêu gì thì những người bị bắt cũng có vẻ giống như những con cừu lẻ loi.
Muộn còn hơn không, đã đến lúc những con cừu lẻ loi cần hội tụ thành đàn theo đúng nghĩa tương hợp. Mỗi cá nhân tranh đấu cho dân chủ đều cần tìm đến một tổ chức dân sự độc lập phù hợp với mình.
Không thể có được xã hội dân sự hoàn thiện nếu chỉ lẻ tẻ một số tổ chức dân sự, hoặc tệ hơn là những cá nhân đơn lẻ “xếp hàng chờ bị bắt.”
Người Việt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét