Khối tài sản của ông Trần Văn Truyền
Văn Quang
Chưa bao giờ ở Việt Nam lại có một ông quan to bị điều tra tài sản và đó lại là ông đã từng giữ chức Tổng thanh tra Chính phủ. Ông Trần Văn Truyền nguyên là Tổng thanh tra Chính phủ từ năm 2007 đến năm 2011. Và, chính ông thường có những tuyên bố rất hùng hồn, rất cương quyết về chống tham nhũng.
Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam, có chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thế mà chính người đứng đầu về chống tham nhũng lại có dấu hiệu tham nhũng! Tuy nhiên, sáng 26/11, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh nói với báo chí “kết luận của Ủy ban Kiểm tra TƯ cho thấy mới chỉ có dấu hiệu vi phạm về tài sản, về chế độ chính sách”.
Sự vi phạm ấy bao nhiêu năm nay đứng sờ sờ trước mắt người dân và tất nhiên trước cả mọi cấp chính quyền địa phương. Đó là những cơ ngơi cực kỳ “hoành tráng” nổi bật lên giữa những căn nhà ổ chuột rách nát của người dân trong vùng. Chỉ nhìn qua cũng đã thấy chướng mắt, nhưng dường như các cấp chính quyền địa phương đều nhắm tịt mắt lại vì… quá sợ cái oai của ngài Tổng Thanh Tra.
Không những chỉ nhắm mắt mà còn tạo mọi cơ hội cho quan Tổng có đủ mọi điều kiện tốt nhất để vi phạm. Nói như thế tất phải có đủ chứng cứ bởi nếu địa phương làm đúng luật thì dù có là ông gì đi chăng nữa đừng có hòng “đút túi” được một tấc đất của dân.
Đến nay mọi chuyện được khui ra, người dân thật sự bàng hoàng khi thấy khối tài sản quá khổng lồ của ngài nguyên là Tổng Thanh Tra.
Xin sơ lược vài nét chính về khối nhà đất của ông Trần Văn Truyền.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xác minh 6 căn nhà do ông Trần Văn Truyền (nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ) và gia đình đứng tên.
– Theo xác minh của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, căn biệt thự ở xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre, có diện tích hơn 16.500 mét vuông là đất của ông Trần Hoàng Anh, cán bộ cảnh sát giao thông công an tỉnh, con trai ông Trần Văn Truyền. Nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ giải trình số tiền xây dựng căn biệt thự này là từ 7 tỉ đồng tiền của vợ chồng ông dành dụm và 4 tỉ đồng mượn của bà Phạm Thị Kim Anh, ở quận 9, Sài Gòn, và hiện ông đang ở trong căn nhà này.
– Căn nhà số 06, Lê Quý Đôn, phường 1, thành phố Bến Tre, với tổng diện tích hơn 260 mét vuông (ông Truyền mua năm 2003 với giá chưa tới 280 triệu đồng) nhiều năm nay được sử dụng làm trụ sở cho một doanh nghiệp làm đại lý phân phối bia, rượu, nước giải khát. Căn nhà này vừa bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu thu hồi vì đã được cấp sai quy định “hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng chỉ xét một lần cho một gia đình…” Việc UBND tỉnh Bến Tre chỉ đạo cho sửa chữa, bán cho ông Trần Văn Truyền căn nhà số 06 Lê Quý Đôn cũng có một số khuyết điểm, vi phạm.
– Thửa đất số 598B5 có diện tích 350 mét vuông ở đường Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre, do Quân khu 9 cấp cho ông Truyền. Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ông Truyền đã biết mình không đúng đối tượng được cấp đất, nhưng vẫn nhận và sau khi được Ban thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre yêu cầu trả lại, ông Truyền đã không kiên quyết, dứt khoát thực hiện, sau đó lại có đơn xin làm nhà tạm để con dâu sử dụng.
– Căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận đang được cho thuê bán trái cây. Năm 2003, khi đã chuyển ra Hà Nội công tác, ông Truyền có đơn gửi UBND TP Sài Gòn trình bày hoàn cảnh khó khăn do công tác xa ở Hà Nội và có nhu cầu nhà ở tại Sài Gòn trong khi gia đình không có khả năng mua đất để xin thuê nhà và đã được UBND TP Sài Gòn giải quyết cho thuê căn nhà. Đến tháng 3/2011, ông Truyền làm đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn, về nhà ở và đề nghị UBND TP Sài Gòn bán căn nhà này cho mình và để con gái là Trần Thị Ngọc Huệ đứng tên và được các cơ quan chức năng của TP Sài Gòn đồng ý. Vào tháng 7/2014, sau khi kiểm tra và báo cáo của công an quận Phú Nhuận, ông Truyền và gia đình không sử dụng căn nhà này mà cho người khác ở và bán hàng.
– Ủy ban Kiểm tra đã yêu cầu TP Sài Gòn thu hồi căn nhà này vì xác định ông Truyền đã thiếu trung thực, không báo cáo thông tin đầy đủ, đúng sự thật về nhà, đất. Tại thời điểm làm đơn xin mua căn nhà này, vợ ông Truyền là bà Phạm Thị Thủy đang đứng tên sở hữu căn nhà số 465/48C khu phố Phước Hậu, phường Phú Khương, quận 9, TP Sài Gòn; con gái là Trần Thị Ngọc Huệ đang đứng tên sở hữu căn nhà 28.04A, Khu căn nhà cao cấp Hùng Vương, tại quận 5, TP Sài Gòn.
– Căn nhà 3 tầng số 465/48C ở khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, quận 9 do bà Phạm Thị Thủy, vợ ông Trần Văn Truyền, đang đứng tên sở hữu.
– Năm 2004, ông Trần Văn Truyền được Cục Quản trị A, Ban Tài chính quản trị trung ương hợp đồng với Văn phòng Chính phủ cho thuê nhà công vụ phòng số 607, B1, khu nhà A, 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội với diện tích 95 mét vuông. Tháng 10/2011, ông Truyền nghỉ hưu theo chế độ nhưng chưa trả lại nhà. Đến đầu năm nay, khi có thông tin, dư luận về thực hiện chế độ nhà công vụ và Ủy ban Kiểm tra trung ương nắm tình hình thì ông mới đề nghị trả lại nhà. Đến tháng 05 năm nay, Bộ Xây dựng đã tiếp nhận lại căn nhà trên.
Có cao bằng tháp Eiffel không nhỉ?
Đấy là mới kể “sơ sơ” đến khối nhà đất chứ chưa nói đến phần tài chính trong gia đình ‘ngài’. Phần này là “tảng băng chìm” như các công ty, cổ phần trong các ngân hàng đứng tên con cháu, tiền gửi ở nước ngoài, tiền trong két sắt hoặc cất giấu ở mọi nơi mọi cách… Có hàng chục thứ “chìm sâu” như thế, khó tìm ra manh mối. Chắc quý bạn đã từng biết chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của nhà cầm quyền Bắc Kinh (tôi đã tường thuật trong bài “Quan tham Trung Quốc nhiều bồ nhất thế giới” vào ngày 26/05/2014), vì quá bất ngờ nên hàng loạt quan chức bị tịch thu từng đống tài sản cao như núi. Chẳng phải chỉ quan to mà quan nhỏ cũng giàu không thể tưởng tượng nổi. Tiền chất cao gần bằng tháp Eiffel ở Paris.
Đấy là mới kể “sơ sơ” đến khối nhà đất chứ chưa nói đến phần tài chính trong gia đình ‘ngài’. Phần này là “tảng băng chìm” như các công ty, cổ phần trong các ngân hàng đứng tên con cháu, tiền gửi ở nước ngoài, tiền trong két sắt hoặc cất giấu ở mọi nơi mọi cách… Có hàng chục thứ “chìm sâu” như thế, khó tìm ra manh mối. Chắc quý bạn đã từng biết chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của nhà cầm quyền Bắc Kinh (tôi đã tường thuật trong bài “Quan tham Trung Quốc nhiều bồ nhất thế giới” vào ngày 26/05/2014), vì quá bất ngờ nên hàng loạt quan chức bị tịch thu từng đống tài sản cao như núi. Chẳng phải chỉ quan to mà quan nhỏ cũng giàu không thể tưởng tượng nổi. Tiền chất cao gần bằng tháp Eiffel ở Paris.
Người dân Việt nhìn cơ ngơi đồ sộ của ông Truyền lại ghé tai hỏi nhỏ nhau rằng nếu khám xét hết được của cải nhà một quan tham Việt Nam nào thì tổng cộng số tiền ấy có cao bằng tháp Eiffel không nhỉ? Câu hỏi này đến hôm nay không phải là không có căn cứ. Và người dân lại hy vọng tương tự như chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” ở Việt Nam cũng bắt đầu, nhưng bắt được bao nhiêu con hổ lại là một câu hỏi quá khó. Bắt được bao nhiêu con ruồi có phần dễ hơn, cứ bắt ngay mấy quan nhỏ trong mấy ngành được gọi là “ăn vặt” sẽ có cả bầy ruồi.
Chính từ khối nhà đất khổng lồ của quan nguyên Tổng Thanh Tra mà còn nhiều rắc rối xảy ra như những câu hỏi “còn bao nhiêu người như ông Tuyền”, “ông Truyền làm gì mà giàu thế”, “phải điều tra toàn bộ tài sản của ông Truyền và của cả con cháu ông này…” Đấy là chưa nói đến chuyện trước khi nghỉ hưu ông Truyền còn làm chuyến tàu vét, ký một loạt quyết định bổ nhiệm. Vụ này liệu có dính tới việc chạy chức chạy quyền không?
Báo Người Cao Tuổi đi tiên phong
Thật ra tờ báo Người Cao Tuổi đã đi tiên phong trong việc tố cáo những dinh cơ đồ sộ của ông Truyền chứ không phải của cơ quan điều tra. Tôi dẫn chứng nguyên văn bài viết của đài BBC tiếng Việt về bài báo này. Đài này viết:
Thật ra tờ báo Người Cao Tuổi đã đi tiên phong trong việc tố cáo những dinh cơ đồ sộ của ông Truyền chứ không phải của cơ quan điều tra. Tôi dẫn chứng nguyên văn bài viết của đài BBC tiếng Việt về bài báo này. Đài này viết:
“Báo Người Cao Tuổi của Hội người cao tuổi Việt Nam gây chấn động khi cho đăng bài và hình ảnh hôm 21/2 về điều mà báo này gọi là “của nổi” của ông Truyền, cựu Ủy viên Trung ương Đảng CSVN. Ông Truyền giữ vị trí Tổng Thanh tra Chính phủ từ 2007-2011.
Bài trên Người Cao Tuổi nói đây là các “dinh thự, biệt thự, nhà đất, một phần trong khối tài sản của ông Trần Văn Truyền”, gồm một biệt dinh và bốn căn nhà gỗ lợp ngói đỏ ở TP Bến Tre; hai nhà ông cho thuê cũng ở Bến Tre và ba bất động sản khác ở TP HCM.
Đi kèm bài báo là một số ảnh, trong đó có nhiều ảnh về ‘biệt dinh’ ở Bến Tre, mà báo này nói: “Người ta còn đồn rằng cái giường ‘đặc biệt’ của vợ chồng ông có giá trị khoảng nhiều tỉ đồng”.
Bài của tác giả Trần Tiến Công viết: “Nhiều người bảo làm cán bộ thanh tra thì nhanh chóng giàu có, nhưng không phải ai cũng làm giàu bất chính cả đâu! Chỉ có điều, người có nhiều nhà như ông Trần Văn Truyền có lẽ trở thành ‘tấm gương’ cho cấp dưới”.
Bài của tác giả Trần Tiến Công viết: “Nhiều người bảo làm cán bộ thanh tra thì nhanh chóng giàu có, nhưng không phải ai cũng làm giàu bất chính cả đâu! Chỉ có điều, người có nhiều nhà như ông Trần Văn Truyền có lẽ trở thành ‘tấm gương’ cho cấp dưới”.
Phản ứng của ông Truyền
Ngay lập tức, ông Trần Văn Truyền lên tiếng trên báo chí bác bỏ những điều mà ông gọi là “không đúng sự thật” và là “xoi mói đời tư”.
Ông cựu Tổng Thanh Tra nói: “Tôi xác định rất nhiều thông tin trong bài báo đó không chính xác. Không hiểu người viết có dụng ý gì đó mà đưa ra suy luận rất không tốt như vậy”.
Theo ông, gia đình ông chỉ sở hữu một biệt thự và bốn nhà gỗ ở Bến Tre trên diện tích khoảng hơn 1ha.
Tôi xác định rất nhiều thông tin trong bài báo đó không chính xác. Không hiểu người viết có dụng ý gì đó mà đưa ra suy luận rất không tốt như vậy.
Tôi xác định rất nhiều thông tin trong bài báo đó không chính xác. Không hiểu người viết có dụng ý gì đó mà đưa ra suy luận rất không tốt như vậy.
“Cái giường ngủ của vợ chồng tôi cũng bình thường chứ lấy đâu ra vài tỉ đồng?”
Ông Trần Văn Truyền giải thích: “Tôi làm cán bộ bao nhiều năm về dành dụm được ít tiền cùng với con tôi làm đại lý bán bia Sài Gòn và những người con khác góp tiền vào xây căn nhà chung cho gia đình sinh hoạt. Tôi không kinh doanh và cũng không xây dinh thự gì cả mà tờ báo đó lại nói như vậy?”
Quan chức địa phương cũng “cải chính giùm”
Phó Chủ tịch tỉnh Bến Tre Cao Văn Trọng cũng xác nhận rằng ông Trần Văn Truyền chỉ có hai chỗ ở tại Bến Tre, trong đó khu biệt thự diện tích 1 hécta như đã nói.
“Đồ đạc trong nhà anh Ba Truyền cũng bình thường và đâu có chiếc giường quý nào như phản ánh đâu.”
Rõ ràng ông Truyền đã vô cùng ngoan cố và các quan địa phương rõ ràng cũng đã cố sức che chở cho quan Thanh tra.
Rõ ràng ông Truyền đã vô cùng ngoan cố và các quan địa phương rõ ràng cũng đã cố sức che chở cho quan Thanh tra.
Trong khi ông Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập tờ báo Người Cao Tuổi, khẳng định “đã đưa thông tin lên mặt báo thì phải có cơ sở”, dư luận ồn ào tranh cãi về tính hợp pháp của các thông tin tố cáo như thế này.
Một luồng ý kiến cho rằng với mặt bằng lương khi đương quyền, ông Trần Văn Truyền không thể có khả năng tích lũy được khối tài sản lớn như vậy.
Một luồng ý kiến cho rằng với mặt bằng lương khi đương quyền, ông Trần Văn Truyền không thể có khả năng tích lũy được khối tài sản lớn như vậy.
Còn bao nhiêu người như ông Trần Văn Truyền
Từ vụ vi phạm của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng “điều đáng lo ngại nhất theo ông Hùng chính là còn bao nhiêu người như ông Truyền? Và đó là điều đau xót, đáng xấu hổ. Lâu nay việc phanh phui ra quan chức liên quan đến nhà đất không phải là độc nhất vô nhị. Việc nhiều quan chức bị xử lý liên quan đến vi phạm đất đai thì có nhiều, nhưng tổng kiểm kê tài sản của một quan chức cao cấp thì có lẽ đây là lần đầu tiên. Tôi cũng phải nói rằng, kết quả này cũng dựa trên cơ sở đơn thư tố cáo chứ không phải tổ chức tự chủ động phát hiện và kiểm tra xác minh”.
Từ vụ vi phạm của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ, ông Vũ Quốc Hùng cho rằng “điều đáng lo ngại nhất theo ông Hùng chính là còn bao nhiêu người như ông Truyền? Và đó là điều đau xót, đáng xấu hổ. Lâu nay việc phanh phui ra quan chức liên quan đến nhà đất không phải là độc nhất vô nhị. Việc nhiều quan chức bị xử lý liên quan đến vi phạm đất đai thì có nhiều, nhưng tổng kiểm kê tài sản của một quan chức cao cấp thì có lẽ đây là lần đầu tiên. Tôi cũng phải nói rằng, kết quả này cũng dựa trên cơ sở đơn thư tố cáo chứ không phải tổ chức tự chủ động phát hiện và kiểm tra xác minh”.
Thật ra, câu hỏi này chẳng phải là của riêng ai mà là của hầu hết người dân hiện nay về những quan tham khác được che chở bởi các thế lực anh em xung quanh còn nằm trong bóng tối. Đã có nhiều vị “đại biểu” lên tiếng đòi phải điều tra cả con cái của ông Truyển và những cơ quan đã cấp phép cho ông Truyền từ trước tới nay.
Theo ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội Việt Nam, phải làm rõ nguồn tiền ở đâu mà con trai ông Trần Văn Truyền dùng để xây dựng dinh thự trị giá nhiều chục tỉ đồng.
Ông Thảo nói: “Trách nhiệm ở đây còn thuộc về cơ quan quản lý, cơ quan cấp nhà cho ông Truyền. Rõ ràng, phải quy trách nhiệm của đơn vị cấp nhà, chí ít cũng là cố ý làm trái gây thiệt hại tài sản của nhà nước, phải xử lý. Nếu anh cấp đúng thì bây giờ làm gì có chuyện đi thu hồi tài sản? Còn nếu đã thu hồi thì rõ ràng là làm sai, mà đã làm sai thì phải bị truy trách nhiệm”.
Ông Thảo nói: “Trách nhiệm ở đây còn thuộc về cơ quan quản lý, cơ quan cấp nhà cho ông Truyền. Rõ ràng, phải quy trách nhiệm của đơn vị cấp nhà, chí ít cũng là cố ý làm trái gây thiệt hại tài sản của nhà nước, phải xử lý. Nếu anh cấp đúng thì bây giờ làm gì có chuyện đi thu hồi tài sản? Còn nếu đã thu hồi thì rõ ràng là làm sai, mà đã làm sai thì phải bị truy trách nhiệm”.
Không biết sau vụ này các quan tham đã “hạ cánh” còn được an toàn nữa không. Chắc cũng có nhiều quan đang giật mình thon thót và nhanh chóng tìm cách tẩu tán tài sản, các ông này đang âm thầm tìm trăm phương ngàn kế để vượt mặt các cơ quan thanh tra, kể cả cách đưa tài sản ra nước ngoài cho con cháu đã định cư yên ổn là êm hơn cả. Và rồi sự “xử lý” sẽ đi đến đâu.
Trên tờ báo Dân Trí, bạn Nguyễn Đoàn kể lại câu chuyện khá lý thú. Mời bạn cùng đọc:
“Xử lý” kiểu Tây Du Ký
Thằng con quý tử của tôi nghịch như giặc nên tôi cứ phải treo một chiếc roi mây trên tường để răn đe nó. Một hôm, nó có lỗi, tôi bắt thằng con nằm sấp xuống giường, đặt chiếc roi mây ngang mông nó và hỏi:
– Vụ con hôm nay làm tầm bậy, bố phải trị thế nào?
Nó bảo:
– Lạy bố, xin đừng trị con như trị người trần gian, mà trị con như trị người nhà trời.
Bạn tôi nghe thấy vậy giật mình hỏi.
Tôi bảo:
– Ôi dào, nó nói thế là có ý xin tôi tha bổng cho đó. Vì nó đọc Tây du ký nói về ngài Đường Tam Tạng đi Ấn Độ thỉnh kinh Phật, gặp tổng cộng 49 con yêu quái, nhưng chia làm 2 loại là loại những người nhà trời trốn xuống trần lộng hành và loại ở trần gian tu luyện thành yêu quái. Loại những người nhà trời như con lân của Quán Âm Bồ Tát, Sư Vương: vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát, Con voi của Phổ Hiền Bồ Tát, con Thỏ Ngọc của Hằng Nga, Kim Giác và Ngân Giác là hai Đồng tử của Thái Thượng Lão Quân… còn loại ở trần gian luyện thành yêu quái như Bạch cốt tinh. 11 tên gốc ở trần gian tu luyện thành loại yêu quái thì bị Tôn Ngô Không đập chết, còn các loại khác thuộc quản lý của nhà trời cứ mỗi khi Tôn Ngộ không giơ thiết bổng sắp ra tay là lại được Quán Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Thái Thượng Lão Quân v.v… vội xuống ngăn, cứu sống đưa về trời.
Thằng con quý tử của tôi nghịch như giặc nên tôi cứ phải treo một chiếc roi mây trên tường để răn đe nó. Một hôm, nó có lỗi, tôi bắt thằng con nằm sấp xuống giường, đặt chiếc roi mây ngang mông nó và hỏi:
– Vụ con hôm nay làm tầm bậy, bố phải trị thế nào?
Nó bảo:
– Lạy bố, xin đừng trị con như trị người trần gian, mà trị con như trị người nhà trời.
Bạn tôi nghe thấy vậy giật mình hỏi.
Tôi bảo:
– Ôi dào, nó nói thế là có ý xin tôi tha bổng cho đó. Vì nó đọc Tây du ký nói về ngài Đường Tam Tạng đi Ấn Độ thỉnh kinh Phật, gặp tổng cộng 49 con yêu quái, nhưng chia làm 2 loại là loại những người nhà trời trốn xuống trần lộng hành và loại ở trần gian tu luyện thành yêu quái. Loại những người nhà trời như con lân của Quán Âm Bồ Tát, Sư Vương: vật cưỡi của Văn Thù Bồ Tát, Con voi của Phổ Hiền Bồ Tát, con Thỏ Ngọc của Hằng Nga, Kim Giác và Ngân Giác là hai Đồng tử của Thái Thượng Lão Quân… còn loại ở trần gian luyện thành yêu quái như Bạch cốt tinh. 11 tên gốc ở trần gian tu luyện thành loại yêu quái thì bị Tôn Ngô Không đập chết, còn các loại khác thuộc quản lý của nhà trời cứ mỗi khi Tôn Ngộ không giơ thiết bổng sắp ra tay là lại được Quán Âm Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Thái Thượng Lão Quân v.v… vội xuống ngăn, cứu sống đưa về trời.
Bạn tôi cười:
– Hé hé… hiểu rồi, qua chuyện này mình bỗng giật mình nhận thấy bây giờ người nhà trời trốn xuống trần gian hơi bị nhiều nên chuyện xử lý luật kiểu như Tây du ký vẫn hay diễn ra. Như năm ngoái vụ Tòa án huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã tuyên phạt người trần gian là 3 nông dân mỗi người 4 năm tù chỉ vì tội bắt một con vịt của người khác theo giá thị trường khoảng 175 ngàn đồng về làm đồ nhậu.
– Hé hé… hiểu rồi, qua chuyện này mình bỗng giật mình nhận thấy bây giờ người nhà trời trốn xuống trần gian hơi bị nhiều nên chuyện xử lý luật kiểu như Tây du ký vẫn hay diễn ra. Như năm ngoái vụ Tòa án huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã tuyên phạt người trần gian là 3 nông dân mỗi người 4 năm tù chỉ vì tội bắt một con vịt của người khác theo giá thị trường khoảng 175 ngàn đồng về làm đồ nhậu.
Trong khi đó, vừa rồi tại công trình nạo vét duy tu luồng Hòn Gai – Cái Lân năm 2013, những “người nhà trời” là Công ty Bảo Quân sau khi nhận thầu từ đơn vị trúng thầu là Tổng Công ty Xây dựng đường thủy (Vinawaco), đã bán thầu cho Công ty Tân Việt thực hiện để “đút túi” khoản chênh lệch 548,45 triệu đồng mà không cần tốn một giọt mồ hôi, công sức nào. Tại công trình nạo vét duy tu luồng Vũng Tàu – Thị Vải năm 2013, Công ty cổ phân Đầu tư, Xây dựng và Nạo vét đường thủy (Ciwaco) nhận làm thầu phụ của Vinawaco, rồi bán thầu cho Công ty Song Thương, cũng “đút túi” khoản chênh lệch 1,26 tỉ đồng. Ấy thế mà hàng loạt những “người nhà trời” dính đến cả hai vụ này chỉ bị phê bình nghiêm khắc, duy nhất có người bị nặng nhất cũng chỉ ở mức khiển trách. So với 3 kẻ trần gian nông dân bắt 2 con vịt của người khác giá 175 ngàn đồng, bị 12 năm tù giam và nhóm “người nhà trời” bán 2 dự án trên “đút túi” khoản chênh lệch hơn 1tỷ 800 triệu đồng mà chỉ bị phê bình nghiêm khắc và khiển trách, thì chuyện con ông xin ông đừng trị con như trị người trần gian, mà trị nó như trị những người nhà trời, là vậy đó.
Lại nhớ chuyện năm ngoái, vụ người trần gian là 4 em học sinh ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đi xe máy đến khu vực xã Tiên Thắng thì trêu đùa cho xe máy áp sát rồi giật mũ của hai em nữ sinh Trường THPT Tiên Lãng. Vậy mà Hội đồng xét xử tuyên phạt một em chịu mức án 3 tháng 17 ngày và em đầu têu trò trêu chọc này 15 tháng tù giam.
Ngược lại, vừa rồi “người nhà trời” là ông Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề Bắc Giang dù bị kết luận mắc hàng loạt sai phạm và bị buộc trả lại ngân sách hơn 2 tỉ đồng nhưng lại được cấp trên miễn hình thức kỷ luật do đã… nghiêm túc kiểm điểm. Xem thế thì chuyện con ông xin ông đừng trị nó như trị người trần gian, mà trị như trị “người nhà trời”, là hóa ra nó muốn xin ông tha bổng cho nó thật.
Sự mỉa mai của câu chuyện này cho chúng ta thấy người dân đang mong mỏi mọi việc xét xử sẽ công minh. Đó là điều quan trọng mà các cơ quan lập pháp và hành pháp của Việt Nam phải nghĩ tới để lấy lại niềm tin đã mất, chứ không phải chỉ là những phát “nổ” rôm rả cho một ông vừa “ngã ngựa” trong lúc này.
Văn Quang
28/11/2014
28/11/2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét