Vũ Khoan
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện (chắt chiu cần kiệm)”. Câu tục ngữ trên có nghĩa là làm ăn buôn bán dù phát đạt, thịnh vượng đến mấy mà không biết chắt chiu cần kiệm cũng không thể giàu lên được. Câu tục ngữ này đã được một tỉ phú Hoa Kỳ chứng minh.
Theo xếp hạng của tạp chí Forbes, trong 5 năm kể từ 2010 đến 2014, ông Warren Buffett không phải là người giàu nhất thế giới, nhưng cũng được xếp vào hàng thứ ba và thứ tư. Mặc dù giàu có như vậy, ở tuổi 84 hiện nay, ông vẫn duy trì một nếp sống cực kỳ giản dị.
Theo xếp hạng của tạp chí Forbes, trong 5 năm kể từ 2010 đến 2014, ông Warren Buffett không phải là người giàu nhất thế giới, nhưng cũng được xếp vào hàng thứ ba và thứ tư. Mặc dù giàu có như vậy, ở tuổi 84 hiện nay, ông vẫn duy trì một nếp sống cực kỳ giản dị.
Tỉ phú Warren Buffett chào đời ngày 30/08/1930. Ông là con trai của một chính khách thuộc Đảng Cộng Hòa, đồng thời là một nhà buôn chứng khoán và ở thành phố Omaha, tiểu bang Nebraska. Nổi tiếng là tỉ phú trong ngành đầu tư chứng khoán, Warren Buffett là người có đầu óc kinh doanh hết sức nhạy bén và tận dụng thời cơ chớp nhoáng. Tuy nhiên, ông cũng được mệnh danh là tỉ phú tằn tiện từ cách sống không xa hoa, không ồn ào hay “khua chiêng múa trống”.
Cuộc sống tằn tiện
Warren Buffett hiện nay vẫn không có tài xế riêng, không dùng điện thoại di động, không dùng máy tính. Y phục ông thích mặc nhất là quần jeans và áo thun. Ông hay nói đùa rằng: “Tôi không thích mặc những bộ đồ đắt tiền vì trông chúng trên người tôi quá rẻ tiền!”.
Warren Buffett hiện nay vẫn không có tài xế riêng, không dùng điện thoại di động, không dùng máy tính. Y phục ông thích mặc nhất là quần jeans và áo thun. Ông hay nói đùa rằng: “Tôi không thích mặc những bộ đồ đắt tiền vì trông chúng trên người tôi quá rẻ tiền!”.
Khi ăn uống, ông Buffett chỉ chọn những thứ giản tiện nhất… Ông thích nhất là thức ăn nhanh (fast-food). Ngay cả khi dùng bữa trong những nhà hàng sang trọng nhất, ông cũng hay gọi món bánh kẹp, khoai tây rán vài lon coca cola hay rượu vodka…
Cho tới bây giờ ông Buffett vẫn tiếp tục ở trong ngôi nhà đã mua từ những năm 80 của thế kỷ trước. Đồ dùng của ông hoặc là mua khi được giảm giá hoặc là trong các cửa hàng dành cho tầng lớp trung lưu. Xe hơi ông dùng là chiếc Honda cũ mua với giá 700 USD từ 10 năm trước. Trên biển số chiếc xe hơi ông sử dụng có khắc dòng chữ “Người tằn tiện”…
Năm 76 tuổi, ông Warren Buffett đi bước nữa với người bạn gái đang tuổi 60. Khi mua nhẫn cưới ông đã tự đi chọn tại một cửa hàng mỹ nghệ thuộc công ty do ông sở hữu và cũng xin được trừ phần trăm như những nhân viên trong công ty. Ông làm như vậy không phải keo kiệt mà để thể hiện tính thận trọng trong chuyện chi tiêu tiền bạc.
Tuy sống cuộc đời giản dị và tằn tiện, Warren Buffett là một trong những người làm từ thiện hào phóng nhất thế giới. Gần đây, ông đã quyết định tặng 85% gia sản riêng cho 5 quỹ từ thiện. 50% số tài sản đó ông dành cho quỹ từ thiện do người bạn thân của ông là tỉ phú Bill Gates quản lý.
Câu “Mất 20 năm để gầy dựng danh tiếng nhưng chỉ mất 5 phút để hủy hoại nó” đã trở thành một chân lý cho tất cả các tỉ phú nổi tiếng khác. Tuy nhiên, đối với ông Buffett, danh tiếng đó không đi liền với việc luôn tỏ ra mình là người giàu có như sắm nhà cao cửa rộng, ăn tiêu lãng phí, đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại… Ông chỉ muốn sống một cuộc đời giản dị mà hạnh phúc. Hiện tại, Buffett vẫn sống trong ngôi nhà ông mua năm 1958 chỉ có $31.500 (tương đương khoảng $250.000 ngày nay) ở Omaha, Nebraska. Ông chỉ sở hữu căn nhà này chứ không có nhiều nhà hay biệt thự như các tỉ phú khác. Căn nhà có diện tích 610 mét vuông, một diện tích không phải là nhỏ nhưng so với các tỉ phú khác, nó chỉ là một căn nhà bình thường.
Khi được hỏi nguyên nhân vì sao ông không đầu tư vào một căn biệt thự lớn cho phù hợp với độ giàu có của mình, ông nói: “Ở đó, tôi cảm thấy hạnh phúc. Tôi sẽ chuyển đi nếu tôi cho là mình sẽ hạnh phúc hơn ở một nơi khác. Làm sao mà tôi có thể cải thiện được cuộc sống của mình bằng cách có 10 ngôi nhà khắp thế giới. Nếu muốn trở thành một người quản lý nhà cửa, tôi sẽ làm nghề đó, nhưng tôi không muốn quản lý 10 ngôi nhà và cũng không muốn ai đó phải làm giúp mình công việc như thế…” Ông Warren Buffett từng gọi căn nhà này là khoản đầu tư lớn thứ ba mà ông từng “rót vốn” vào, sau hai chiếc nhẫn cưới. Buffett thường nói: “Ngôi nhà này thật tuyệt vời. Tôi cảm thấy ấm áp trong mùa đông, mát mẻ khi mùa hè đến. Ngôi nhà thật tiện lợi đối với tôi. Tôi không nghĩ mình sẽ có một ngôi nhà tốt hơn thế”.
Ông Buffett cũng không hề sở hữu một chiếc du thuyền nào. Đối với ông, chúng chỉ là những món đồ chơi, là những “cục nợ” không hơn không kém. Ngay đến đám cưới với người vợ thứ hai, ông cũng chỉ tổ chức lễ cưới hết sức đơn giản tại nhà con gái ở Omaha. Quả thật, hiếm hoi có vị tỉ phú nào tiết kiệm đến từng đồng bạc lẻ đến vậy.
Quay lại thời gian cách đây hàng chục năm, khi đứa con đầu tiên của Buffett ra đời, chính ông đã tự tay đóng một chiếc nôi sơ sinh cho con từ chiếc ngăn kéo tủ quần áo cũ chứ không mua ngoài cửa hàng như các gia đình vẫn thường làm. Rồi đến đứa con thứ hai, ông lại đi xin chứ nhất quyết không bỏ một xu ra mua một chiếc nôi mới cho con.
Ông quan niệm, cái gì đáng mua mới mua, không nên chi tiền vào những thứ chỉ dùng trong chốc lát rồi lại bỏ xó. Theo ông, đó là sự lãng phí không cần thiết. Sau chiếc xe Honda cũ, Warenn Buffett lại tậu một chiếc Volkswagen cũ kỹ và chỉ nâng cấp lên chiếc Cadillac mới khi bị bà vợ thứ hai bắt phải thay đổi.
Hiện nay ông Buffett đang nắm trong tay khối tài sản kếch xù lên tới 72.9 tỉ Mỹ kim và đang điều hành một tập đoàn đa ngành trị giá hàng chục tỉ. Tuy nhiên, ông vua chứng khoán vẫn không bỏ thói quen tích cóp từng xu lẻ mà còn dạy những người khác nên học theo tính tiết kiệm của mình. “Những đồng xu lẻ” ông tích cóp được cũng không mang ra tiêu xài phung phí, ông lại tiếp tục dùng chúng để tái đầu tư. Đối với ông Buffett, cụm từ “tích tiểu thành đại và quay vòng” luôn là điều ông đặt lên hàng đầu, và đã áp dụng một cách triệt để. Thật không “ngoa” khi nói ông là một tỉ phú nhất nhì thế giới nhưng lại tằn tiện từng đô la và là một nhà từ thiện hiếm có.
Hiện nay ông Buffett đang nắm trong tay khối tài sản kếch xù lên tới 72.9 tỉ Mỹ kim và đang điều hành một tập đoàn đa ngành trị giá hàng chục tỉ. Tuy nhiên, ông vua chứng khoán vẫn không bỏ thói quen tích cóp từng xu lẻ mà còn dạy những người khác nên học theo tính tiết kiệm của mình. “Những đồng xu lẻ” ông tích cóp được cũng không mang ra tiêu xài phung phí, ông lại tiếp tục dùng chúng để tái đầu tư. Đối với ông Buffett, cụm từ “tích tiểu thành đại và quay vòng” luôn là điều ông đặt lên hàng đầu, và đã áp dụng một cách triệt để. Thật không “ngoa” khi nói ông là một tỉ phú nhất nhì thế giới nhưng lại tằn tiện từng đô la và là một nhà từ thiện hiếm có.
Sống cho chính mình
Ở tuổi ngoài tám mươi, ông Warren Buffett vẫn cảm thấy tiếc vì đã bước chân vào giới chứng khoán, cổ phiếu quá muộn, mặc dù khi đó ông đã… 11 tuổi. Buffett cho rằng: Không bao giờ là quá sớm nếu người ta có ước mơ làm giàu. Bất kể ở độ tuổi nào cũng có thể là một nhà đầu tư giỏi, chỉ cần biết cách tiết kiệm mà thôi. Những điều này được Buffett thực hiện suốt thời thơ ấu. Đến năm 14 tuổi, ông mua được một nông trại nhỏ từ số tiền dành dụm việc rao báo. Ngay việc ông chỉ mua một căn nhà nhỏ, đủ cho một gia đình sống, đã là minh chứng rõ nhất cho việc “tằn tiện” của ông.
Ở tuổi ngoài tám mươi, ông Warren Buffett vẫn cảm thấy tiếc vì đã bước chân vào giới chứng khoán, cổ phiếu quá muộn, mặc dù khi đó ông đã… 11 tuổi. Buffett cho rằng: Không bao giờ là quá sớm nếu người ta có ước mơ làm giàu. Bất kể ở độ tuổi nào cũng có thể là một nhà đầu tư giỏi, chỉ cần biết cách tiết kiệm mà thôi. Những điều này được Buffett thực hiện suốt thời thơ ấu. Đến năm 14 tuổi, ông mua được một nông trại nhỏ từ số tiền dành dụm việc rao báo. Ngay việc ông chỉ mua một căn nhà nhỏ, đủ cho một gia đình sống, đã là minh chứng rõ nhất cho việc “tằn tiện” của ông.
Ông Warenn Buffett thường nói với các con: “Chỉ có tiết kiệm mới mang lại sự giàu sang cho bản thân và cho chính đất nước mình. Đừng tiêu vào những thứ vô bổ, hãy đầu tư vào những thứ các con thực sự cần và có ích. Nếu các con muốn giàu, hãy cân nhắc và tính toán như một nhà kinh tế đích thực trong mọi việc”.
Bởi vậy, mặc dù sở hữu một công ty sản xuất máy bay lớn nhất thế giới, ông Buffett không bao giờ đi du lịch bằng máy bay riêng. Nhiều người thắc mắc sao ông không tham gia các buổi tiệc tùng, đình đám với tầng lớp thượng lưu để gia tăng danh tiếng cho mình. Ông chỉ cười và trả lời: “Tôi không muốn cố gắng tỏa sáng hay đánh bóng tên tuổi. Tôi chỉ muốn sống cho chính mình và làm những điều mình thích mà thôi”.
Sau giờ làm việc, ông thường lái xe về nhà, nằm xem ti vi và thưởng thức pop corn như một công chức bình thường. Điều đặc biệt ở tỉ phú giàu thứ 3 thế giới là ông không dùng điện thoại di động dù là một chiếc điện thoại bình thường nhất. Thậm chí, ông cũng không có lấy một chiếc máy tính trên bàn làm việc bởi ông cảm thấy không cần thiết, mọi dữ liệu đều nằm trong đầu ông và sẽ được “lấy ra” một cách nhanh chóng khi cần mà không cần các thao tác phức tạp trên máy tính. Có người nhận xét cuộc sống của vị tỉ phú này như một người dân sống trong cảnh bần hàn, cơ cực, dù có trong tay cả một gia tài khổng lồ cũng không dám động đến. Vừa qua, tỉ phú Buffett tiếp tục bày tỏ quan điểm phi vật chất của mình với báo chí: Ông nói: “Tôi đã làm mọi công việc tôi muốn. Tôi có những người bạn thậm chí còn làm nhiều nghề hơn. Nhưng tôi cảm thấy một số người đang bị chính nghề của họ chi phối thay vì làm chủ công việc. Thật đáng tiếc!”.
Warren Buffett nói về nhân sự
Trong cuộc họp thường niên năm 2014, ký giả Carol Loomis của tạp chí Fortune có cuộc trò chuyện thú vị với tỉ phú Warren Buffett và phó giám đốc Charlie Munger về quản lý nhân sự của họ qua những điểm còn thiếu sót.
Trong cuộc họp thường niên năm 2014, ký giả Carol Loomis của tạp chí Fortune có cuộc trò chuyện thú vị với tỉ phú Warren Buffett và phó giám đốc Charlie Munger về quản lý nhân sự của họ qua những điểm còn thiếu sót.
Ký giả Carol Loomis mở đầu bài phỏng vấn bằng việc nhắc lại lời của vị tỉ phú trong buổi trò chuyện hồi tháng trước: “Tôi hy vọng sẽ nhận được những câu hỏi thăm dò về điểm yếu của các vị”.
Chính vì vậy, nội dung chính xoay quanh cuộc trò chuyện giữa họ là về điểm yếu của nhà tỉ phú đầu tư cũng như người cộng sự lâu năm trong việc quản lý nhân sự.
Chính vì vậy, nội dung chính xoay quanh cuộc trò chuyện giữa họ là về điểm yếu của nhà tỉ phú đầu tư cũng như người cộng sự lâu năm trong việc quản lý nhân sự.
Đáp lại câu hỏi của ký giả Carol Loomis, tỉ phú Warren Buffett cho biết: “Tôi có thể nói rằng nếu chúng tôi thực hiện truy quét lại tài khoản của tất cả các chi nhánh trong một vài năm trước, túi tiền Berkshire Hathaway sẽ đầy hơn một chút so với hiện tại. Ai mà biết được họ đang làm gì với những bảng cân đối. Chúng tôi rất nghiêm khắc trong nhiều thứ và cẩu thả trong vài điều khác. Một điểm yếu rõ ràng là tôi chậm chạp trong việc thay đổi nhân sự. Tôi thích đội ngũ quản lý của chúng tôi”.
Charlie Munger, người cộng sự lâu năm của Warren Buffett, cũng chia sẻ: “Nhiều công ty thực hiện truy quét hằng ngày, nhưng điều này tạo ra hiệu quả ít hơn so với công sức bỏ ra”.
Tỉ phú Warren Buffett lại trả lời phỏng vấn: “Chúng tôi chờ đợi khá lâu vào việc từ chức của một vài nhà quản lý của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục chậm chạp trong việc thay đổi nhân sự. Sẽ có một vài lần ở đâu đó thiếu sự giám sát, chúng tôi sẽ bỏ lỡ mất thứ gì đó. Nhưng tôi nghĩ rằng việc đem lại cho đội ngũ quản lý tự do khiến họ hào hứng và cũng sẽ cống hiến nhiều hơn. Một vài người đến với Berkshire Hathaway trong vài ngày và nói rằng: Hãy kiểm tra và giám sát nhiều hơn”…
Charlie Munger bổ sung thêm: “Chúng tôi tin tưởng vào đội ngũ quản lý quá mức. Tuy nhiên, thành quả mà chúng tôi gặt hái được tốt hơn bởi chúng tôi cẩn thận trong việc chọn người, những người đáng được tin tưởng. Tôi nghĩ rằng rất nhiều tổ chức làm việc tốt hơn khi đã có lòng tin…”.
Vũ Khoan
Tỉ phú Warren Buffett lại trả lời phỏng vấn: “Chúng tôi chờ đợi khá lâu vào việc từ chức của một vài nhà quản lý của mình. Chúng tôi sẽ tiếp tục chậm chạp trong việc thay đổi nhân sự. Sẽ có một vài lần ở đâu đó thiếu sự giám sát, chúng tôi sẽ bỏ lỡ mất thứ gì đó. Nhưng tôi nghĩ rằng việc đem lại cho đội ngũ quản lý tự do khiến họ hào hứng và cũng sẽ cống hiến nhiều hơn. Một vài người đến với Berkshire Hathaway trong vài ngày và nói rằng: Hãy kiểm tra và giám sát nhiều hơn”…
Charlie Munger bổ sung thêm: “Chúng tôi tin tưởng vào đội ngũ quản lý quá mức. Tuy nhiên, thành quả mà chúng tôi gặt hái được tốt hơn bởi chúng tôi cẩn thận trong việc chọn người, những người đáng được tin tưởng. Tôi nghĩ rằng rất nhiều tổ chức làm việc tốt hơn khi đã có lòng tin…”.
Vũ Khoan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét